Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng điều trị ung thư biểu mô tuyến vú không xâm lấn bằng phẫu thuật kết hợp với xạ trị sẽ giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư hơn so với chỉ phẫu thuật, mặc dù lợi ích này sẽ giảm dần theo thời gian.
“Ung thư biểu mô tuyến vú thể ống không xâm lấn” (DCIS) là tình trạng tế bào trong lòng ống dẫn sữa bị chuyển thành tế bào ung thư nhưng chúng vẫn khu trú mà chưa di chuyển sang các vùng khác của vú. Rất ít bệnh nhân mắc DCIS bị tiến triển thành dạng ung thư xâm lấn và hiện nay chưa có cách dự đoán trường hợp nào DCIS sẽ tiến triển nên DCIS được điều trị giống như điều trị ung thư xâm lấn.
TS. Maartje van Seijen, thuộc Viện Ung bướu Hà Lan và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu ở Hà Lan trên 10.045 phụ nữ có chấn đoán DCIS trong giai đoạn 1989-2004 để đ.ánh giá hiệu quả lâu dài của những phương pháp điều trị hiện có.
Các bệnh nhân được chia thành 3 nhóm:
(1)Phẫu thuật loại bỏ DCIS bảo tồn vú
(2) phẫu thuật loại bỏ DCIS bảo tồn vú kèm xạ trị
(3) phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vú.
Ngoài ra, họ cũng ghi nhận xem bệnh nhân có được chẩn đoán tái phát DCIS hoặc phát triển thành ung thư xâm lấn ở cùng bên vú đã thực hiện can thiệp hay không.
Các giai đoạn của ung thư vú.
Kết quả từ nghiên cứu cho thấy: Bệnh nhân nhóm (1) có 13% nguy cơ tái phát DCIS và 13,9% nguy cơ tiến triển thành ung thư xâm lấn. Con số này ở nhóm (2) lần lượt là 4.6% và 5.2%. Tuy nhiên, lợi ích của việc xạ trị chỉ rõ rệt trong vòng 10 năm đầu tiên. Cụ thể, sau 10 năm, nguy cơ tái phát DCIS ở hai nhóm lần lượt là 1.2% và 2.8%; nguy cơ tiến triển thành dạng xâm lấn lần lượt là 11.8% và 13.2%.
TS. van Seijen nhận định: “Một cách tổng thể thì việc kết hợp xạ trị là lựa chọn tốt hơn cho bệnh nhân. Tuy nhiên, theo thời gian lợi ích sẽ giảm dần.
Chưa kể với một số nhỏ bệnh nhân thì việc xạ trị sẽ chính là nguyên nhân dẫn tới ung thư vú mới sau khi kết thúc xạ trị.” Bà cũng nhận xét thêm là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vú sẽ có nguy cơ tiến triển thấp nhất, tuy nhiên không phải ai cũng nên lựa chọn phương án này.
Ung thư vòm họng, căn bệnh NS Giang Còi mắc phải, được điều trị thế nào?
Hóa trị ung thư là phương pháp t.iêu d.iệt tế bào ác tính hiệu quả, tuy nhiên lại có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Nhiều người không muốn chịu đau đớn, nguy hiểm đã từ chối hóa trị, trong đó có nghệ sĩ Giang Còi.
Ảnh minh họa.
Các giai đoạn của bệnh ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng được chia làm 4 giai đoạn với các khác biệt đặc trưng về vị trí và xâm lấn liên quan của khối ung thư.
Giai đoạn 1: Hình ảnh ung thư vòm họng giai đoạn đầu là một khối u nhỏ trong vòm họng, kích thước không quá 2,5 cm và thường bắt đầu ở dây thanh âm rồi tiến vào thanh quản.
Giai đoạn 2: Ở giai đoạn vẫn được coi là giai đoạn đầu của quá trình ung thư vòm họng nhưng kích thước khối ung thư đã tăng lên khoảng 5-6 cm.
Giai đoạn 3: Lúc này khối u đã lớn và lan tràn tới các khu vực gây ra các triệu chứng rõ ràng và không thể khắc phục. Tuy nhiên, ở giai đoạn này nếu khối u còn nhỏ vẫn có thể điều trị bằng phẫu thuật.
Giai đoạn cuối: Khối u đã rất lớn và liên quan đến cả vùng nội sọ hoặc lan đến môi và miệng, phá hủy các hạch bạch huyết. Giai đoạn này là giai đoạn xâm lấn và di căn. Lúc này tỉ lệ sống khoảng 39,1%.
Các phương pháp điều trị
Theo thông tin đăng tải trên trang SKĐS, sau khi được chẩn đoán, các bác sỹ sẽ xác định giai đoạn của bệnh, căn cứ vào giai đoạn bệnh cùng một vài yếu tố khác để quyết định kế hoạch điều trị và tiên lượng bệnh. Các biện pháp điều trị chính hiện nay gồm có: Xạ trị, phẫu thuật và hóa trị.
Xạ trị : Đối với ung thư vòm họng giai đoạn sớm xạ trị vẫn là biện pháp quan trọng nhất có thể chữa khỏi với tỉ lệ sống thêm 5 năm đạt tới 97 -100%. Đối với ung thư vòm họng giai đoạn tiến triển tại chỗ thì xạ trị đơn thuần cho thấy tỉ lệ tái phát và di căn sau điều trị rất cao, thời gian sống thêm 5 năm thấp từ 10% – 40%.
Phẫu thuật: Phẫu thuật không có vai trò quá quan trọng trong điều trị triệt căn vì vòm họng thông tường ở vị trí hẹp, thưởng chỉ áp dụng để sinh thiết hạch chẩn đoán mô bệnh học hoặc lấy hạch còn lại sau khi xạ trị.
Hoá trị: Trước đây hoá trị chỉ áp dụng điều trị bệnh ung thư vòm họng khi đã có di căn xa hoặc tái phát mà xạ trị không còn khả năng kiểm soát. Xu hướng mới hiện nay là hoá- xạ trị kết hợp đối với bệnh nhân ở giai đoạn tiến triển tại vùng bao gồm: điều trị hoá chất tân bổ trợ, điều trị hoá chất bổ trợ, và điều trị hoá chất xen kẽ trong thời gian xạ trị.
Theo các nhà khoa học, ngoài các phương pháp điều trị cơ bản như trên, hiện nay đang nỗ lực nghiên cứu các biện pháp điều trị mới dựa trên sinh học phân tử, công nghệ gen, miễn dịch học… và bước đầu đã cho thấy hiệu quả điều trị tích cực.
Tiên lượng bệnh phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn bệnh khi được phát hiện, nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm tỷ lệ sống trên 5 năm sau điều trị có thể lên tới trên 70%, nhiều trường hợp khỏi hẳn.
Với ung thư vòm giai đoạn muộn, tỷ lệ tái phát và di căn sau điều trị rất cao, tỷ lệ sống thêm trên 5 năm thấp từ 10% tới 40%. Tiên lượng bệnh còn phụ thuộc nhiều vào thể ung thư, ung thư biểu mô không biệt hóa có tiên lượng tốt nhất vì rất nhạy cảm với tia xạ, ung thư mô liên kết có tiên lượng kém nhất.
Các tác dụng phụ thường gặp của hóa trị ung thư
Phương pháp hóa trị trở thành một mô thức không thể thiếu trong việc điều trị hầu hết các loại ung thư, đặc biệt những ung thư ở giai đoạn lan rộng và giai đoạn di căn.
Khởi đầu là các hóa chất mang tính độc cho tế bào. Ngày nay, chúng được bổ sung bằng thuốc hoóc-môn, thuốc miễn dịch, thuốc điều trị nhắm trúng đích… nên dù tác động chủ yếu trên tế bào ung thư, các chất này cũng làm ảnh hưởng nhất định lên các tế bào lành của cơ thể, gây ra các tác động bất lợi hay còn gọi là tác dụng phụ.
BS.CKI. Lâm Phương Nam, Đơn vị Hóa trị liệu ung thư – BV.ĐHYD TP.HCM thông tin trên báo SKĐS, hóa trị có rất nhiều tác dụng phụ nhưng thường gặp nhất trong điều trị là các nhóm sau:
Giảm các dòng tế bào m.áu ngoại biên : Các thuốc chống ung thư có thể làm c.hết các tế bào m.áu ngoại biên: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu; một dòng, hai dòng hay cả ba dòng tế bào m.áu, gây ra những bệnh lý tương ứng sau:
Thiếu m.áu: Thường xảy ra sau nhiều đợt hóa trị. Trường hợp nặng phải điều trị bằng truyền hồng cầu lắng, nhẹ hơn có thể dùng thuốc kích thích tăng trưởng hồng cầu (epoetin alfa, bêta, darbepoetin alfa), sulfate sắt uống. Sử dụng thuốc pemetrexed phải dùng kèm với vitamin B và acid folic. Cần duy trì Hb của bệnh nhân ở mức 10 – 12g/dl.
Giảm bạch cầu, đặc biệt là giảm bạch cầu hạt: làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể, dẫn đến dễ bị n.hiễm t.rùng nặng, nguy hiểm tính mạng.
Giảm bạch cầu hạt độ IV (Neutrophile dưới 500/mm3) kèm sốt: một cấp cứu nội khoa cần nhập viện, cách ly bảo vệ, sử dụng kháng sinh mạnh, phổ rộng truyền TM như nhóm carbapenem (imipenem, meropenem), piperacillin-tazobactam, cefepime.
Ngoài ra, cần dùng thuốc kích thích tăng trưởng bạch cầu (filgrastim) cùng các biện pháp hỗ trợ khác giúp bệnh nhân nhanh chóng thoát khỏi tình trạng giảm bạch cầu hạt nguy hiểm (dưới 1.000/mm3). Các thuốc thường gây giảm bạch cầu hạt: nhóm taxane (docetaxel, phác đồ TAC), cytarabine, topotecan.
Phòng ngừa: Nếu bệnh nhân được chỉ định các thuốc thường gây giảm bạch cầu hạt nói trên, bác sĩ cần đặc biệt chú ý. Sau mỗi đợt hóa trị, phải kiểm tra m.áu trong khoảng thời gian 10 – 14 ngày để xác định mức độ giảm bạch cầu.
Nhắc nhở bệnh nhân tái khám ngay khi có sốt trên 38,5oC hay lạnh run hoặc thấy khó chịu khác thường. Nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra, nên cân nhắc sử dụng thêm filgrastim hoặc giảm liều, đổi thuốc hay phác đồ khác cho bệnh nhân.
Giảm tiểu cầu: Cũng thường xảy ra sau nhiều đợt hóa trị.
Buồn nôn và nôn ói: Các thuốc thường gặp gây nôn ói cao: (carmustin, cisplatin, cyclophosphamide> 1500 mg/m2); trung bình (doxorubicin, epirubicin, oxaliplatin, ifosfamide).
Vấn đề quan trọng là cần phòng ngừa trước khi xảy ra nôn vì khi đã nôn rồi thì khó kiểm soát triệu chứng.
Phòng ngừa: Sử dụng trước, trong và sau hóa trị với các thuốc kháng receptor serotonin 5HT3 như nhóm setron (ondansetron, granisetron, palonosetron), benzamide (metoclopramide), corticosteroid (dexamethasone)…
Suy nhược, mệt mỏi: Rất thường gặp sau khi truyền thuốc hóa trị ung thư. Có thể làm bệnh nhân suy nhược, khó thở, chán ăn, hạn chế hoạt động thể lực. Ở những bệnh nhân trước đó có phẫu thuật hay xạ trị, tình trạng này có thể nặng hơn.
Thường liên quan đến các tình trạng thực thể của bệnh nhân như thiếu m.áu, n.hiễm t.rùng, trầm cảm và đau đớn. Nên xác định có các tình trạng này hay không? Nếu có, cần điều trị thích hợp.
Rụng tóc : Cơ chế tác động của các loại thuốc chống ung thư là gây hại cho các tế bào có khả năng sinh sản, tăng trưởng nhanh (đặc trưng của tế bào ung thư). Do đó, nó cũng ảnh hưởng đến các tế bào có độ tăng trưởng tương đối nhanh của cơ thể, đó là tế bào biểu bì và phần phụ của da như nang lông, móng… làm rụng tóc (thường gặp nhất), rụng lông ở các phần khác nhau của cơ thể.
Rụng tóc rất ảnh hưởng về mặt tâm lý, nhất là đối với bệnh nhân nữ. Tuy nhiên, tác dụng phụ này có thể hồi phục sau khi kết thúc việc hóa trị. Việc tư vấn và trấn an cho bệnh nhân về tác dụng phụ này là cần thiết để bệnh nhân an tâm điều trị.
Các thuốc chống ung thư thường gây rụng tóc: Cyclophosphamide, docetaxel, doxorubicin, epirubicin…
Viêm niêm mạc miệng: Tình trạng này thường gặp ở những bệnh nhân kết hợp điều trị hóa trị và xạ trị trong điều trị ung thư đầu, mặt, cổ hoặc do các thuốc như methotrexate, capecitabin, 5-fluorouracil, cisplatin, carboplatin…
Biểu hiện có thể từ nhẹ đến nặng, làm bệnh nhân đau đớn hạn chế ăn uống.
Điều trị: kết hợp điều trị giảm đau, giữ vệ sinh răng miệng, không để khô miệng, sử dụng thuốc kháng nấm (mycostatin, fluconazole), thuốc chống virút Herpes…
Trong quá trình hoá trị ung thư, người bệnh nên ăn nhiều rau hoa quả, ăn súp, cá và trứng, sữa chua, uống nước chanh, ngũ cốc nguyên hạt. Do hóa trị gây chán ăn nên các thực phẩm này dễ ăn và tránh bị đi ngoài.
Trong quá trình hoá trị ung thư, người bệnh nên ăn nhiều rau hoa quả, ăn súp, cá và trứng, sữa chua, uống nước chanh, ngũ cốc nguyên hạt. Do hóa trị gây chán ăn nên các thực phẩm này dễ ăn và tránh bị đi ngoài. Có thể uống rượu vang để tăng cảm giác thèm ăn.
Độc tính thần kinh ngoại biên: Cảm giác từ nhẹ đến nặng gồm tê, bị châm chích, tê mất cảm giác hoàn toàn ở các đầu chi. Nếu không được điều trị đúng mức, có thể lan đến phần còn lại của các chi.
Thường gặp khi điều trị với các thuốc thuộc nhóm Vinca alkaloids (vincristine, vinblastine, vinorelbine), muối platin (cisplatin, carboplatin, oxaliplatin), nhóm taxane (paclitaxel, docetaxel). Oxaliplatin còn gây ra cảm giác đau tê, đặc biệt khi tiếp xúc với đồ vật lạnh, tình trạng này gặp trên 90% số bệnh nhân.
Hiện nay, chưa có thuốc nào được chứng minh làm giảm tác dụng phụ này. Vì vậy, nếu tác dụng phụ trở nên nặng, bệnh nhân không chấp nhận được, cần cân nhắc việc giảm liều hoặc đổi sang thuốc khác.
Độc tính trên tim: Nhóm fluoropyrimidine, nhóm anthracycline, trastuzumab.
Phòng ngừa: Nếu có chỉ định sử dụng các thuốc này, cần hỏi kỹ t.iền sử bệnh tim mạch, khám lâm sàng tim mạch, làm siêu âm tim trước điều trị cũng như theo dõi sát chức năng tim mạch trong quá trình điều trị. Trường hợp xảy ra biến cố tim mạch, tùy mức độ mà cân nhắc việc giảm liều, tạm ngưng hoặc ngưng hẳn các thuốc trên.
Bệnh ung thư đang có chiều hướng gia tăng trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Ngoài các mô thức điều trị ung thư truyền thống (phẫu trị, xạ trị, hóa trị), các nhà khoa học vẫn đang đi sâu tìm kiếm, nghiên cứu các phương thức mới điều trị ung thư hiệu quả hơn.