Các nhà khoa học tại Viện bách khoa Rensselaer (Mỹ) vừa công bố nghiên cứu cho thấy các trục trặc trong nhịp sinh học cực kỳ liên quan đến bệnh tiểu đường, ung thư, Alzheimer… theo SciTechDaily.
Một người đang được lấy mẫu kiểm tra đường huyết – Ảnh: AFP
Nhịp sinh học hằng ngày là quá trình giữ cơ thể đồng bộ với các chu kỳ ngày/đêm. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học Genome Research ngày 20-1 cho thấy các rối loạn trong nhịp sinh học sẽ ảnh hưởng đến khả năng chống chọi rất nhiều loại bệnh tật khác nhau.
Nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt động của các đại thực bào – tế bào trong cơ thể nắm giữ chức năng dò tìm và phá hủy các “kẻ xâm nhập” như vi khuẩn – có thể tự điều chỉnh nhịp độ phản hồi với mầm bệnh và căng thẳng thông qua nhịp sinh học kiểm soát quá trình trao đổi chất.
Hệ thống nhịp sinh học bao gồm các “protein đồng hồ” có khả năng lường trước được chu kỳ ngày/đêm bằng cách tạo ra dao động trong mức enzyme và hormone nhằm ảnh hưởng đến các thông số sinh lý như là nhiệt độ cơ thể và phản hồi miễn dịch. Đồng hồ này hoạt động dựa trên chu kỳ sản xuất và phân giải protein trong vòng mỗi 24 giờ.
Đại thực bào – tế bào “sát khuẩn” của hệ miễn dịch – được điều khiển bởi nhịp sinh học hằng ngày – Ảnh: VIỆN BÁCH KHOA RENSSELAER
Nhóm nghiên cứu tại Viện bách khoa Rensselaer đã hợp tác với phòng nghiên cứu tại Đại học Giải phẫu Hoàng gia Ireland (RCSI), thấy được rằng đồng hồ sinh học điều tiết quá trình trao đổi chất để “cài đặt” thời gian lên các chức năng miễn dịch của đại thực bào.
Nhịp độ của hệ miễn dịch có quan hệ mật thiết với sức khỏe, việc điều trị bệnh tật và độ hiệu quả của vắc xin.
“Cơ thể của chúng ta được định đoạt thời gian bởi các đồng hồ sinh học nhiều hơn chúng ta từng nghĩ”, giảng viên Annie Curtis tại RCSI khẳng định.
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều vào buổi tối?
Ăn quá nhiều vào buổi tối bạn có thể gặp một số vấn đề không thể ngờ.
Buổi sáng chán ăn
Ăn quá no và quá khuya có thể khiến bạn chán ăn và có thể bỏ bữa sáng. Hơn nữa, bỏ bữa sáng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch mãn tính, bệnh tiểu đường tuýp 2, ung thư, đau nửa đầu.
Bệnh đường tiêu hóa
Nếu bạn liên tục ăn nhiều bữa vào ban đêm, hệ tiêu hóa có thể suy giảm và dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa, viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm ruột, táo bón và thậm chí là ung thư ruột kết.
Tăng nhịp tim
Khi bạn ăn quá nhiều, tim phải làm việc nhiều hơn bình thường, khiến nhịp tim tăng lên. Ăn các bữa ăn có hàm lượng calo cao sau 6 giờ tối có thể làm tăng huyết áp và tăng lượng đường trong m.áu.
Ngủ không ngon
Ăn tối muộn và ăn quá nhiều có thể khiến bạn bị đầy bụng, khó ngủ. Vào sáng hôm sau, bạn sẽ thấy căng thẳng và mệt mỏi. Để ngủ ngon và sâu hơn, bạn không nên ăn tối quá nhiều.
Viêm tụy cấp
Ăn quá nhiều vào bữa tối có thể khiến những người bị sỏi mật hoặc sỏi mật tăng nguy cơ bị viêm tụy cấp. Viêm tuỵ cấp là bệnh tổn thương viêm nhu mô tuyến tuỵ cấp tính từ nhẹ đến nặng và có thể gây t.ử v.ong.