Trẻ 6 t.uổi ăn quả hồng b.ị h.oại t.ử ruột: bác sĩ cảnh báo những cách ăn hồng sai có thể gây t.ử v.ong

Hiện hồng đang vào độ thu hoạch, nhiều người thích mua hồng về để làm hồng treo gió ăn dần, số khác lại ăn những quả hồng chín đỏ au, ngọt đậm.

Tuy nhiên, bạn có bao giờ tưởng tượng được rằng việc ăn quả hồng có thể gây hoại tử ruột hay t.ử v.ong hay chưa.

Dưới đây là bài viết nói về những trường hợp ăn quả hồng sai cách, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và các lưu ý khi ăn hồng qua lời kể của một bác sĩ chia sẻ trên tờ QQ của Trung Quốc mới đây.

Mấy hôm trước chúng tôi có một buổi tụ tập bạn bè, trong lúc chờ đồ ăn ra, người phục vụ nhiệt tình giới thiệu cho chúng tôi món “bánh hồng” như một món khai vị. Những người bạn này của tôi đều là bác sĩ, và một trong số họ là chuyên gia phẫu thuật tổng quát, chúng tôi nhìn nhau cười và từ chối gợi ý của người phục vụ.

Trẻ 6 t.uổi ăn hồng b.ị h.oại t.ử ruột

Người bạn là chuyên gia phẫu thuật tổng quát bắt đầu kể: “Mới tuần trước, tôi tiếp nhận một cháu bé 6 t.uổi vì ăn quả hồng b.ị h.oại t.ử ruột, sau này bị đứt một đoạn ruột. buộc phải cắt để cứu sống cháu bé”.

tre 6 tuoi an qua hong bi hoai tu ruot bac si canh bao nhung cach an hong sai co the gay tu vong 893 5538093

Nhà cháu bé ở nông thôn, thời gian gần đây hồng chín, bố mẹ cho cháu ăn hồng hàng ngày nhưng mấy ngày sau cháu bắt đầu đau bụng, không đi đại tiện được, bệnh viện ở địa phương đã cho cháu khám sơ bộ nhưng nguyên nhân không rõ ràng. Do đó, cha mẹ cháu đưa cháu đến bệnh viện chúng tôi, lúc này, đ.ứa t.rẻ đã bị viêm phúc mạc, cần sớm được mổ.

Trong cuộc phẫu thuật, ekip phát hiện một phần ruột của cháu bé b.ị h.oại t.ử, trong ruột có hai “viên đá” to bằng quả đào, thực chất đó là “viên đá hồng” hình thành do ăn quả hồng.

Sau đó, cắt đoạn ruột bị hoạt tử và nối ruột lại thì đã có thể cứu sống được đ.ứa t.rẻ.

Ông lão thủng dạ dày vì ăn hồng

Trong một ca trực đêm khẩn cấp khác, người bạn này cũng gặp trường hợp tương tự. Một người đàn ông lớn t.uổi với thân hình gầy guộc, ôm bụng đau kinh khủng. Đ.ánh giá ban đầu cho thấy bệnh nhân bụng phẳng, căng toàn bộ bụng, đau dội lại và căng cơ.

Qua khám lâm sàng, có thể xác định người này cần mổ cấp cứu, “mở ổ bụng thăm dò”, vì 3 triệu chứng trên chẩn đoán rõ bệnh nhân bị “viêm phúc mạc lan tỏa”. Hỏi bệnh sử của chú thì cơn đau đột ngột vùng bụng trên nhanh chóng lan ra toàn bộ bụng, người chú gầy rộc, có thể chú bị “bệnh dạ dày” nhiều năm, chẩn đoán ban đầu là thủng đường tiêu hóa trên.

tre 6 tuoi an qua hong bi hoai tu ruot bac si canh bao nhung cach an hong sai co the gay tu vong b10 5538093

Nội soi đá hồng.

Khi “viêm loét dạ dày” không được chữa khỏi, vết loét sẽ gây thủng dạ dày và có biểu hiện đau đột ngột vùng bụng trên. Khi dịch vị và cặn thức ăn chảy từ lỗ thủng xuống khoang bụng, cơn đau lan ra toàn bộ vùng bụng, người ta gọi là “bụng mảng”.

Bệnh nhân được chỉ định nhịn ăn, bù nước, đặt ống giải áp đường tiêu hóa, liên hệ với khoa ngoại tổng quát. Sau khi chữa trị, nguyên nhân gây bệnh cũng xuất phát từ đá hồng do ăn quả hồng.

Nguy cơ khi ăn hồng sai cách

Hiện đang là mùa hồng được bán rộng rãi trên thị trường. Sau bữa cơm và bữa trà, được ăn một quả hồng to hay ăn một quả hồng treo gió mềm dẻo ngọt được cho là niềm mơ ước lớn của mọi “tín đồ của quả hồng”. Tuy nhiên, hồng dù tốt nhưng lại chứa nhiều axit tannic, nếu ăn quá nhiều một lúc có thể hình thành sỏi trong cơ thể, gây tắc cứng dạ dày, nhẹ có thể gây đầy hơi, buồn nôn, nặng thì nguy hiểm đến tính mạng.

Quả hồng chứa một lượng lớn axit tanic (còn gọi là tanin), khi gặp các chất chua, đặc biệt là axit dịch vị, dưới tác dụng của men tiêu hóa trong dạ dày, axit tanic sẽ làm biến tính protein trong thức ăn, kết hợp thức ăn và chất bã thành vón cục. Thời gian ở trong dạ dày càng lâu, cục sẽ càng chắc, khối này được gọi là sỏi hồng, và triệu chứng liên quan gây ra được gọi là hội chứng sỏi hồng.

Ăn ít quả hồng thì sỏi hình thành cũng nhỏ hơn, nhìn chung có thể đào thải qua đường tiêu hóa mà không có triệu chứng. Nhưng một số viên sỏi chưa kịp thải ra khỏi môn vị của dạ dày, khó đi qua đường ra ruột non sẽ gây tắc ruột.

tre 6 tuoi an qua hong bi hoai tu ruot bac si canh bao nhung cach an hong sai co the gay tu vong 9ea 5538093

Sỏi không thải được ra ngoài, mắc kẹt ở dạ dày có thể khiến dạ dày ngày càng to lên, dễ gây xói mòn, viêm loét, c.hảy m.áu, thủng niêm mạc dạ dày của con người. Sau khi bệnh xuất hiện sẽ đi kèm các triệu chứng như đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn, chán ăn, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn sau khi uống nước. Hoặc người bệnh có thể bị đau toàn bộ vùng bụng, ngừng đại tiện.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, cơn đau bụng và nôn mửa trở nên trầm trọng hơn, thậm chí có thể g.ây s.ốc, đe dọa tính mạng.

7 chú ý khi ăn hồng để tránh gây hại sức khỏe

– Không nên ăn quả hồng khi bụng đói, dễ tạo sỏi, hãy cố gắng ăn sau bữa ăn.

– Người lớn t.uổi chức năng tiêu hóa giảm sút dễ mắc bệnh sỏi hồng do ăn nhiều. Vì chức năng của ruột kém, lại hay bị táo bón, dễ gây tắc ruột. Tình trạng tắc ruột nặng nếu không được thăm khám kịp thời sẽ gây hoại tử và vỡ ruột, gây viêm phúc mạc lan tỏa và nguy hiểm đến tính mạng.

– Không nên uống giấm trước và sau khi ăn hồng, và tránh ăn chung với các loại trái cây có tính axit như cam, kiwi.

– Không uống sữa trong vòng một giờ sau khi ăn quả hồng do chứa các chất đối nghịch, có thể gây ra hiện tượng ngộ độc.

tre 6 tuoi an qua hong bi hoai tu ruot bac si canh bao nhung cach an hong sai co the gay tu vong 13f 5538093

– Không nên tiêu thụ quá nhiều một lúc.

– Không ăn hồng cả vỏ: Một số người cho rằng khi ăn hồng cả vỏ sẽ có vị đậm đà hơn, nhưng thực tế, cách ăn này là phản khoa học. Vì phần lớn axit tannic trong quả hồng tập trung ở vỏ nên khi ăn hồng cả vỏ, cơ thể không thể loại bỏ hết axit tannic có trong quả hồng, từ đó dễ hình thành sỏi dạ dày, đặc biệt là vỏ quả hồng xanh chứa cực nhiều tanin.

– Không nên ăn quả hồng chung với cua, cá, tôm và thực phẩm chứa nhiều đạm. Dưới tác dụng của axit tannic, các loại tôm cua, cá, tôm chứa nhiều đạm này rất dễ đông đặc lại và tạo thành sỏi dạ dày.

Cấp cứu các ca bệnh nặng kịp thời qua Tele-Icu

Từ tháng 9/2020 đến nay, Bệnh viện (BV) Bà Rịa đã đưa vào hoạt động Trung tâm Hỗ trợ hồi sức cấp cứu trực tuyến (Tele-Icu) nhằm hội chẩn, đưa ra các phác đồ điều trị và hướng dẫn các bác sĩ ở tuyến dưới điều trị người bệnh.

Trước mắt, Tele-Icu của BV Bà Rịa đã kết nối với Tele-Icu của Trung tâm Y tế Quân – Dân y Côn Đảo.

cap cuu cac ca benh nang kip thoi qua tele icu 59b 5528349

Các bác sĩ BV Bà Rịa chẩn đoán bệnh trực tuyến cho một trường hợp cấp cứu tại Trung tâm Quân dân Y huyện Côn Đảo.

Cách đây vài ba tháng, anh N.T. (45 t.uổi, huyện Côn Đảo) được người thân đưa vào Trung tâm Y tế Quân – Dân y Côn Đảo cấp cứu trong tình trạng chân tay lạnh, bụng căng cứng, người bị choáng, hơi thở nhanh và nông.

Nhận định đây là một ca bệnh nặng, ngay lập tức bệnh nhân được chuyển vào hội chẩn trực tuyến thông qua hệ thống Tele-Icu của Trung tâm Y tế Quân – Dân y Côn Đảo kết nối với BV Bà Rịa. Có đầy đủ thông tin dữ liệu lâm sàng của bệnh nhân từ máy thở, monitor, bệnh án điện tử… các bác sĩ của BV Bà Rịa xác định anh N.T. bị sốc n.hiễm t.rùng nhiễm độc nặng do viêm phúc mạc toàn thể – thủng dạ dày.

Bác sĩ của BV Bà Rịa nhanh chóng đưa ra phác đồ điều trị, đồng thời hướng dẫn các bác sĩ Trung tâm Y tế Quân – Dân y Côn Đảo cấp cứu cho bệnh nhân. Liên tục trong khoảng 9 giờ đồng hồ, dưới sự hỗ trợ của BV Bà Rịa, các bác sĩ của Trung tâm kết hợp điều trị hồi sức cấp cứu và phẫu thuật khâu lỗ thủng dạ dày, rửa ổ bụng, dẫn lưu dưới gan, đóng bụng… sau đó tiếp tục hồi sức. Đến 23 giờ cùng ngày, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch.

Sau khi có sức khỏe ổn định, anh N.T. được chuyển về BV Đa khoa tỉnh Sóc Trăng để tiếp tục chăm sóc và điều trị.

Không chỉ có trường hợp của anh N.T., sau 5 tháng đưa vào sử dụng, thông qua Tele-Icu, các bác sĩ của BV Bà Rịa đã hỗ trợ Trung tâm Y tế Quân – Dân y Côn Đảo đưa ra các phương án xử lý, điều trị ban đầu tại chỗ cho 10 ca bệnh nặng. Trong đó, có một số trường hợp mắc các bệnh về n.hiễm t.rùng huyết, nhồi m.áu cơ tim, đột quỵ não, hôn mê… Đây là những ca bệnh nặng, nếu không được cấp cứu, điều trị trong “thời điểm vàng” thì khả năng t.ử v.ong rất cao.

Bác sĩ Cao Văn Thái, Trưởng Khoa Nội, Trung tâm Y tế Quân – Dân y Côn Đảo cho biết, đơn vị vừa là cơ sở y tế tuyến đầu vừa là tuyến cuối thực hiện chức năng chăm sóc sức khỏe cho người dân huyện đảo. Trung tâm có vị trí xa với đất liền, còn nhiều hạn chế về nhân lực và cơ sở vật chất.

Trước đây, những ca bệnh nặng, cấp bách thì trung tâm phải chuyển lên tuyến trên bằng tàu biển hoặc máy bay, nên rất vất vả và tốn kém, mất nhiều thời gian cho người dân, nhiều khi còn gặp rủi ro cho bệnh nhân. Với việc trang bị hệ thống Tele-Icu đã giúp đơn vị kết nối với bệnh viện tuyến trên, mở ra cơ hội cứu chữa giúp bệnh nhân thoát khỏi nguy hiểm, đủ điều kiện về sức khỏe để chuyển lên bệnh viện tuyến trên tiếp tục chữa trị.

“Thông qua Tele-Icu, đội ngũ nhân viên y tế của Trung tâm còn được các bác sĩ của BV Bà Rịa chuyển giao các kỹ thuật khám, điều trị cho bệnh nhân”, bác sĩ Thái nói thêm.

Tới đây, BV Bà Rịa sẽ kết nối với các trung tâm y tế tuyến dưới trên địa bàn tỉnh thông qua Tele-Icu để hội chẩn, hỗ trợ cấp cứu, chữa trị. Đặc biệt, BV Bà Rịa cũng sẽ kết nối với các BV tuyến trên như Chợ Rẫy, ĐH Y Dược TP.Hồ Chí Minh, một số trung tâm chuyên sâu… giúp xử trí những trường hợp nặng ngay tại đơn vị. Việc đưa hệ thống Tele-Icu vào sử dụng là một trong những giải pháp ứng dụng CNTT vào chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhằm hạn chế những rào cản về trình độ chuyên môn, khoảng cách địa lý, thiết bị kỹ thuật… giữa đơn vị y tế tuyến trên với tuyến dưới.

Bác sĩ Trần Thanh Đạt, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc (BV Bà Rịa) cho hay, hiện tại toàn tỉnh chỉ có BV Bà Rịa và Trung tâm Y tế Quân – Dân y Côn Đảo được trang bị hệ thống Tele-Icu. Do đó, thời gian qua, các bác sĩ của BV Bà Rịa đã hội chẩn trực tuyến với Trung tâm Y tế huyện Côn Đảo.

Thông qua hệ thống Tele-Icu, bác sĩ BV tuyến trên thấy được hình ảnh, các sinh hiệu của người bệnh về mạch, huyết áp… để hỗ trợ cho đơn vị y tế của huyện Côn Đảo siêu âm tim, siêu âm mạch m.áu, cài máy thở, đặt xét nghiệm điện giải đồ… giúp đơn vị y tế cấp dưới giải quyết cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân. Sau khi bệnh nhân ổn định, bác sĩ có thể phẫu thuật tại chỗ hoặc chuyển viện cho bệnh nhân an toàn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *