5 ngộ nhận thường gặp về bệnh hen

Ước tính có đến 4% dân số nước ta mắc hen, song tỷ lệ được kiểm soát bệnh không lớn chỉ gần 30%.

Thông tin được PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế chia sẻ tại buổi tọa đàm giới thiệu chương trình Nâng cao nhận thức cộng đồng trong kiểm soát hen tại Việt Nam diễn ra tại Hà Nội sáng 23/1.

Theo PGS Khuê, có đến gần 70% người bệnh hen chưa hiểu biết, chưa nhận thức, chưa được chăm sóc. Điều đó cho thấy nhu cầu của người bệnh là rất lớn. Bệnh đã biết căn nguyên, có phác đồ điều trị, có thể kiểm soát được để không dẫn đến những đợt hen cấp nặng. Bệnh cần được phát hiện sớm, điều trị sớm và điều trị dự phòng để kiểm soát bệnh.

Vì thế, rất cần truyền thông để thay đổi nhận thức, hành vi của thầy thuốc, người bệnh, người dân. Ở cộng đồng người bệnh cần làm gì, khi ở bệnh viện điều trị cần tuân thủ điều gì và khi ra viện người bệnh cần làm gì…

5 ngo nhan thuong gap ve benh hen 409 5539621

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế.

Quản lý tốt bệnh hen là một trong những ưu tiên của Chính Phủ và ngành y tế Việt Nam, thể hiện qua Chiến lược quốc gia phòng chống các bệnh không lây nhiễm 2015-2025 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Năm 2020, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn quốc gia về chẩn đoán và điều trị Hen phế quản người lớn và t.rẻ e.m 12 t.uổi, trong đó cảnh báo việc sử dụng thường xuyên hoặc quá mức thuốc cắt cơn có thể làm tăng nguy cơ nhập viện và gây t.ử v.ong cho người bệnh.

Theo PGS Khuê, thực hành lâm sàng trong điều trị hen tại Việt Nam đã dần bám sát hướng dẫn này, nhưng để cải thiện bình diện của việc kiểm soát hen đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của cơ quan quản lý, các cơ sở khám chữa bệnh mà còn ý thức của cả cộng đồng.

PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Liên chi hội Hen-Dị ứng-Miễn dịch lâm sàng TP HCM cũng cho biết thêm, kiểm soát là ngừa cơn hen, không đợi cơn hen mới cắt, khi đã điều trị chỉ 40% được kiểm soát tốt. Tình trạng bệnh nhân nhập viện, khám khẩn cấp là xấp xỉ 30%.

“Nếu bệnh nhân thờ ơ thấy tốt, không dùng thuốc đợi lên cơn mới cắt thì khi vào đợt cấp không phải lúc nào bác sĩ cũng thành công cứu sống bệnh nhân. Chúng tôi ước tính chi phí điều trị cho một đợt cấp hen nhẹ là 1 triệu đồng nặng thì 21 triệu, chưa tính các chi phí khác như thiết bị, vật tư y tế các xét nghiệm theo dõi, bệnh nhân phải nghỉ việc…” PGS Lan nói.

Theo chuyên gia, nếu quản lý một bệnh nhân hen trong giai đoạn ổn định hết sức cẩn thận dù hen nặng, bậc 4 thì chỉ mất 4,5 triệu một năm. Trong khi chi phí điều trị trong đợt cấp lên đến 45 triệu (2 đợt cấp nhẹ và 2 đợt cấp nặng). Việc điều trị hen rất hiệu quả, có thể thực hiện ngay tại tuyến quận huyện, tuy nhiên điều đáng nói là nguy cơ bệnh nhân không tuân thủ dùng thuốc là rất lớn.

5 ngo nhan thuong gap ve benh hen e91 5539621

Các chuyên gia cùng ấn nút khởi động chương trình Nâng cao nhận thức cộng đồng trong kiểm soát hen.

Nỗ lực kiểm soát tốt bệnh hen tại Việt Nam đang đứng trước nhiều rào cản. Một trong những thách thức đáng kể là tình trạng phụ thuộc quá mức vào liệu pháp cắt cơn (bình xịt giãn phế quản tác dụng ngắn). Thuốc cắt cơn tác dụng ngắn giúp bệnh nhân tạm thời giảm triệu chứng hen, nhưng việc chỉ sử dụng thuốc này trong thời gian dài sẽ làm giảm sự bảo vệ của phế quản, tăng phản ứng quá mức của đường thở dẫn đến nguy cơ vào đợt cấp hen phế quản.

Điều này đã khiến Sáng kiến Toàn cầu về Bệnh hen (Global Initiative for Asthma- GINA) khuyến nghị những thay đổi căn bản trong điều trị hen. Sau 30 năm, việc dùng thuốc cắt cơn đơn độc đã không còn được GINA khuyến cáo trong điều trị hen ở thiếu niên và người lớn. Hướng dẫn mới nhất từ Bộ Y tế cũng cho thấy không nên sử dụng các loại thuốc cắt cơn đơn độc trong điều trị hen vì có thể làm tăng nguy cơ bệnh nhân vào đợt cấp hen phế quản, phải nhập viện cấp cứu hoặc nguy hiểm hơn là tăng nguy cơ t.ử v.ong do hen.

PGS. TS. BS. Lê Thị Tuyết Lan – Chủ tịch Hội Hen – Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: “Với kinh nghiệm điều trị tại Bệnh viện qua nhiều năm, tôi hiểu rất nhiều bệnh nhân rất “gắn bó” với bình xịt cắt cơn của họ, nhầm tưởng rằng đây là cách tốt nhất để kiểm soát các triệu chứng hen. Tuy nhiên, chỉ cần sử dụng thuốc cắt cơn quá 3 lần/tuần đã là dấu hiệu tăng nguy cơ của đợt hen cấp. Chúng tôi hy vọng người bệnh hen nhận ra việc phụ thuộc quá mức thuốc cắt cơn sẽ làm tăng nguy cơ lên cơn hen cấp, thậm chí có thể dẫn đến các hậu quả đáng tiếc mà chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được”.

Dưới đây là 5 ngộ nhận thường gặp của nhiều người về bệnh hen:

– Hen có thể chữa khỏi hoàn toàn

Sai. Hen là bệnh mạn tính, nhưng hiện nay có nhiều phương pháp kiểm soát tốt cơn hen giúp chúng ta có cuộc sống bình thường.

– Thuốc cắt cơn là “vị cứu tinh” duy nhất.

Thuốc cắt cơn mang lại cảm giác dễ chịu ngay lập tức nhưng không kiểm soát được hen. Nếu chỉ dùng đơn độc mà không kèm thuốc kiểm soát (dự phòng) sẽ có thể làm bệnh hen thêm trầm trọng, nguy hiểm tính mạng do cơn hen cấp nặng. Cần phối hợp cả thuốc dự phòng và thuốc cắt cơn theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát hen tốt nhất.

– Hạn chế sử dụng thuốc dự phòng vì sợ tác dụng phụ

Thuốc dự phòng giúp kiểm soát triệu chứng hen và phòng được cơn hen cấp. Nếu tự ý ngừng thuốc sẽ rất nguy hiểm, làm bệnh trở nặng hơn, có thể nguy hiểm tính mạng do cơn hen cấp nặng.

– Mẹo dân gian có thể chữa khỏi hen

Chưa có bằng chứng khoa học về việc này. Y học ngày nay vẫn chưa có thuốc chữa khỏi hen, nhưng có thể kiểm soát hen tốt với sự hướng dẫn của bác sĩ.

– Không được tập thể dục thể thao

Sai, có thể tập các nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe và nên khởi động, uống đủ nước.

Nguyên nhân làm tăng nguy cơ t.ử v.ong do hen tại Việt Nam

Nhiều người mắc bệnh hen phụ thuộc vào thuốc cắt cơn, sử dụng sai cách khiến tình trạng không thuyên giảm, thậm chí tăng nguy cơ nhập viện, t.ử v.ong.

Đối với nhiều người mắc bệnh hen, thuốc cắt cơn là dược phẩm không thể thiếu, giúp giảm triệu chứng tạm thời. Tuy nhiên, việc chỉ sử dụng thuốc này trong thời gian dài sẽ làm giảm sự bảo vệ của phế quản, tăng phản ứng quá mức của đường thở có thể dẫn đến các đợt cấp hen phế quản.

Theo hướng dẫn mới nhất, Bộ Y tế cũng khuyến cáo bệnh nhân không nên lạm dụng các loại thuốc cắt cơn đơn độc trong điều trị hen vì có thể làm tăng nguy cơ t.ử v.ong. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tình trạng bệnh nhân phụ thuộc quá mức vào liệu pháp cắt cơn (bình xịt giãn phế quản tác dụng ngắn) vẫn còn phổ biến.

Tại buổi tọa đàm giới thiệu chương trình Nâng cao nhận thức cộng đồng trong kiểm soát hen tại Việt Nam, Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cũng khẳng định: “Thách thức lớn nhất vẫn nằm ở việc nhiều người dân còn lúng túng trong việc tìm đến nguồn tin chính thống, đáng tin cậy. Điều đó dẫn đến những hiểu lầm, ngộ nhận và tiếp cận sai lệch về bệnh hen”.

nguyen nhan lam tang nguy co tu vong do hen tai viet nam 7e0 5538435

Phụ thuộc vào thuốc cắt cơn hen là yếu tố làm tăng nguy cơ khiến bệnh nặng hơn. Ảnh: Freepik.

Theo Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội hen – Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng TP.HCM, 68% bệnh nhân hen đã mua từ 3 bình thuốc cắt cơn trở lên trong năm 2020. Con số này được khảo sát trên các nhà thuốc của 14 tỉnh, thành.

Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy việc sử dụng 3 bình thuốc cắt cơn một năm có thể tăng gấp 2 lần nguy cơ nhập viện. Bệnh nhân sử dụng quá mức loại thuốc này có thể dẫn đến nhiều hệ lụy xấu như tăng phản ứng quá mức đường thở, giảm đáp ứng giãn phế quản, nguy cơ nhập viện cấp cứu cao hơn. Đặc biệt, điều này có thể làm tăng nguy cơ t.ử v.ong cho nhiều bệnh nhân.

Thực tế, hen là bệnh có thể kiểm soát khi tuân thủ điều trị. Bệnh nhân có triệu chứng và phải dùng thuốc cắt cơn nghĩa là tình trạng hen đang không được kiểm soát. Trong trường hợp này, người dân nên đi khám bác sĩ để kiểm tra lại tình trạng sức khỏe để có phác đồ điều trị hiệu quả.

Ngoài ra, bà Lan lưu ý người bệnh cần chú ý nhận biết các dấu hiệu kiểm soát hen suyễn như ho từng cơn, tức ngực, khó thở, thở khò khè. Nếu có hai hoặc nhiều triệu chứng này, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *