Ăn thực phẩm chiên rán có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim nặng và đột quỵ, theo một nghiên cứu được CNN công bố.
Đồ ăn chiên rán cũng gây nên bệnh thừa cân, béo phì
Nghiên cứu cho thấy: Một người ăn ít nhất 114 gram hoặc 4 ounce, tương đương với 115 gram thực phẩm chiên mỗi tuần làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ lên 3%, bệnh tim 2% và suy tim 12%. Những người thường xuyên ăn nhiều hơn khối lượng này có nguy cơ mắc các biến cố tim mạch nhiều hơn 28%, nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn 22% và nguy cơ suy tim cao hơn 37%.
Khi thức ăn được chiên, nó sẽ hấp thụ một số chất béo từ dầu, có khả năng làm tăng lượng calo. Ngoài ra, thực phẩm chiên và chế biến sẵn thường có thể chứa chất béo chuyển hóa, được tạo ra trong quá trình sản xuất công nghiệp, bổ sung hydro vào dầu thực vật lỏng để làm cho chúng giòn hơn.
Ngành công nghiệp thực phẩm thường xuyên sử dụng chất béo chuyển hóa vì chúng có chi phí rẻ, tồn tại lâu và mang lại cho thực phẩm hương vị tuyệt vời.
Bên cạnh thực phẩm chiên, bạn sẽ tìm thấy chất béo chuyển hóa trong kem cà phê, bánh ngọt, vỏ bánh, bánh pizza đông lạnh, các loại bánh quy và hàng chục loại thực phẩm chế biến khác.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã hạn chế sử dụng chất béo chuyển hóa kể từ năm 2015. Tuy nhiên, vẫn còn một lỗ hổng. FDA cho phép các công ty ghi nhãn thực phẩm là “0 gam” chất béo chuyển hóa nếu một khẩu phần thực phẩm chứa ít hơn 0,5 gam loại chất này.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, chất béo chuyển hóa làm tăng mức cholesterol xấu và giảm mức cholesterol tốt trong cơ thể. Các chuyên gia khuyến nghị nhà sản xuất nên thay thế chất béo chuyển hóa từ thực phẩm chiên và chế biến bằng chất béo không bão hòa đơn hoặc không bão hòa đa, chẳng hạn như dầu ô liu và dầu hạt cải.
Trà nghệ có tốt cho người tiểu đường?
Uống trà nghệ có thể giữ lượng đường trong m.áu ổn định.
Tiêu thụ trà nghệ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: giảm viêm, cải thiện sức khỏe tim mạch, kiểm soát lượng đường trong m.áu,…
Uống trà nghệ có thể giữ lượng đường trong m.áu ổn định. Ảnh: NV
Cụ thể, nghệ đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị bệnh tiểu đường. Uống trà nghệ có thể giữ lượng đường trong m.áu của ổn định. Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy, curcumin trong nghệ có làm giảm lượng đường huyết và có thể ngăn ngừa một số biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường, theo Boldsky.
Bên cạnh đó, uống trà nghệ cũng có thể làm giảm mức cholesterol. Curcumin có trong nghệ đã được chứng minh là có thể giữ tim khỏe mạnh bằng cách giảm mức cholesterol LDL (có hại). Theo đó, mức cholesterol LDL cao làm tăng nguy cơ bệnh tim, bệnh mạch vành và đột quỵ. Một nghiên cứu đã cho thấy, curcumin có liên quan đến việc giảm mức LDL và cholesterol toàn phần.
Ngoài ra, trà nghệ có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể nhờ các đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn.
Các đặc tính chống viêm trong nghệ cũng có thể giúp ngăn ngừa tổn thương gan do các bệnh gan mãn tính gây ra. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng, curcumin trong nghệ có thể giúp ngăn ngừa nhiễm độc gan và giảm nguy cơ mắc các bệnh về gan, theo Boldsky.
Chúng ta có thể thêm mật ong, chanh, gừng để giúp tăng hương vị. Thời điểm tốt nhất để uống trà nghệ là vào buổi sáng.
Liều lượng sử dụng
JECFA (Ủy ban chuyên gia quốc tế về Phụ gia thực phẩm) và EFSA (Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu) khuyến nghị lượng curcumin trong chế phẩm từ nghệ an toàn ở mức tối đa là 3 mg trên một kg cân nặng người dùng, với người nặng 50 kg thì mức tiêu thụ tối đa là 150 mg curcumin một ngày (tương đương 5g bột nghệ).