Trứng là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dễ chế biến và quen thuộc với mọi người. Tuy nhiên, việc ăn trứng cũng cần ăn hàm lượng vừa phải. Nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn.
Trứng là món ăn quen thuộc trong thực đơn của mọi gia đình, nhưng không chỉ vậy, nó còn được các chuyên gia dinh dưỡng xếp vào nhóm “siêu thực phẩm” bởi có hàm lượng dinh dưỡng đặc biệt cao.
Tuy nhiên, theo BS Lê Thị Hải – nguyên Giám đốc trung tâm tư vấn dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) khuyến cáo rằng việc ăn quá nhiều trứng sẽ không tốt cho sức khỏe. Ăn quá nhiều trứng có thể gây khó tiêu, đầy bụng, loét dạ dày và một số nguy cơ về bệnh lý khác.
Trứng gà là món ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, việc quá “nghiện” món ăn này sẽ tiềm ẩn một số nguy cơ bệnh lý cho sức khỏe. Ảnh: Minh Quang
Ăn quá nhiều trứng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
Tăng nguy cơ đột quỵ, suy tim dẫn tới t.ử v.ong
Trứng có nguồn chất béo rất quý là Lecithin giúp giảm cholesterol, trong cơ thể con người. Tuy nhiên, một quả trứng có thể cung cấp đến 200mg cholesterol nên ăn quá nhiều gây tình trạng tăng cholesterol trong m.áu, xơ vữa động mạch.
Tăng nguy cơ xơ gan
Các chất protit, lipit, gluxit, vitamin và các khoáng chất ở trong trứng kích thích tăng men gan, hormone, tích tụ trong gan gây xơ gan.
Nguy cơ béo phì
Có những trường hợp cha mẹ chiều theo sở thích ăn trứng của con, trẻ ăn quá nhiều phải vào viện do bị m.áu nhiễm mỡ, gan cũng nhiễm mỡ trong khi cân nặng rất bình thường so với trẻ khác. Ăn quá nhiều trứng lượng protein dồi dào, hấp thu vượt mức làm gia tăng lượng mỡ trong cơ thể dẫn tới tăng cân không kiểm soát, béo phì.
Dễ bị cao huyết áp
Đặc biệt là ở độ t.uổi trung niên do cholesterol tồn đọng gây tắc nghẽn mạch m.áu, làm tăng áp suất dòng chảy mạch m.áu.
Cần ăn trứng với hàm lượng hợp lý
Trứng là thực phẩm thiết yếu và ai cũng nên ăn trứng tuy nhiên phải ăn với lượng vừa phải. Bố mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều trứng vì dễ làm bé bị đầy bụng, khó tiêu rối loạn tiêu hóa. Hơn nữa cũng không nên cho trẻ ăn trứng vào buổi tối.
Tùy theo độ t.uổi mà nhu cầu sẽ khác nhau. Ở trẻ trên 6-7 tháng t.uổi, mỗi lần 1/4 lòng đỏ trứng gà vào xoong bột và 3 lần/tuần; Từ 8-9 tháng t.uổi cho ăn lòng đỏ trứng gà, hoặc 2 quả trứng chim cút mỗi bữa; Trẻ từ 10-12 tháng t.uổi ăn 1 lòng đỏ trứng gà/bữa/ tuần. Người lớn chỉ nên ăn 3 quả trứng mỗi tuần.
Người bị cao huyết áp hoặc cholesterol cao trong m.áu vẫn có thể ăn trứng, vì nó không làm tăng huyết áp và cholesterol m.áu. Tuy nhiên chỉ nên ăn 2 quả trứng mỗi tuần.
Trường hợp người có lượng cholesteron m.áu thấp, trứng lại rất tốt để cải thiện. Lượng cholesterol m.áu thấp cũng gây nguy hiểm chẳng kém gì cholesterol m.áu cao. Ở những người này có thể ăn mỗi ngày 1 quả trứng trong 2 tháng sau đó đi kiểm tra lại lượng cholesterol. Nếu vẫn thấp ăn thêm trứng, còn đủ giảm bớt tuần ăn 2 – 3 quả trứng.
Trào ngược dạ dày, thực quản nếu không điều trị dứt điểm có thể dẫn tới ung thư
Theo thống kê của GLOBOCAN (Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế) năm 2020, tại Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc ung thư mới và 122.690 ca t.ử v.ong do ung thư.
Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người t.ử v.ong do ung thư.
Theo Bệnh viện K, năm 2020, Việt Nam xếp thứ 91/185 quốc gia về tỷ suất mắc ung thư mới và thứ 50/185 về tỷ suất t.ử v.ong trên 100.000 người. Thứ hạng này tương ứng của năm 2018 là 99/185 và 56/185. Như vậy, có thể thấy là tình hình mắc mới và t.ử v.ong do ung thư ở Việt Nam đều đang tăng nhanh.
Ung thư dạ dày là một trong 5 loại ung thư phổ biến nhất gồm ung thư gan, phổi, vú, dạ dày và đại trực tràng đối với cả hai giới nam và nữ tại Việt Nam.
Nội soi dạ dày, thực quản để phát hiện bệnh sớm (Ảnh: Bệnh viện K)
Tại Hội thảo Giải pháp hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản từ thảo dược, chuyển giao công nghệ Đức EECV, chiết xuất hỗn dịch Anvitra do Hội Nội khoa Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Anvy tổ chức mới đây, GS.TS Nguyễn Khánh Trạch, Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam cho biết, nhiều người cứ nghĩ trào ngược dạ dày thực quản điều trị đơn giản, nhưng đây là bệnh mãn tính, nếu để lâu dài không chữa dứt điểm, tái phát nhiều lần dễ dẫn đến ung thư thực quản. Với người bị loét dạ dày, nếu không điều trị, càng để lâu tái phát nhiều lần, dễ dẫn đến ung thư dạ dày.
Công ty cổ phần Anvy ký kết với Hội Nội khoa Việt Nam trong lĩnh vực truyền thông tư vấn sức khỏe cộng đồng từ năm 2021
Theo thống kê, tại Việt Nam có tới 70% dân số có nguy cơ mắc phải các bệnh liên quan tới dạ dày, trong đó có 26% dân số mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, 20% dân số là người trào ngược dạ dày thực quản, trong đó 30% là mãn tính. Trong đó có khoảng 60% người bệnh không điều trị kịp thời dẫn đến biến chứng như hô hấp nghiêm trọng, hẹp thực quản, barrett thực quản, thậm chí là ung thư thực quản.
Theo GS.TS Đào Văn Phan, nguyên Trưởng bộ môn Dược Lý, Trường Đại học Y Hà Nội, một số nguyên nhân của bệnh trào ngược dạ dày thực quản mà Tây y chưa giải quyết được triệt để, cần có sự kết hợp từ các thảo dược như tăng đóng chặt cơ chắt thực quản hay kích thích tiêu hóa để nhanh tháo rỗng dạ dày.
Trong năm 2021, nhãn hàng Anvitra sẽ đồng hành cùng chương trình truyền thông “Vì sức khỏe người Việt”- Hội Nội khoa Việt nam để bảo trợ các hoạt động tư vấn sức khỏe với các bệnh lý đường tiêu hóa nói chung, trào ngược dạ dày thực quản nói riêng.
Theo dược sỹ Tô Hồng Thái, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Anvy (đơn vị sản xuất và phân phối Hỗn dịch Anvitra hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dạ dày) cho biết, xu hướng tại các nước Châu Âu là sản xuất các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên, an toàn, lành tính để từng bước hạn chế sự lệ thuộc thuốc tây y đặc biệt với các bệnh lý mãn tính.
Bản thân Việt Nam có nhiều loại thảo dược có tác dụng tốt với bệnh viêm loét và trào ngược dạ dày thực quản. Công ty Anvy đã cho ra đời bộ đôi hỗn dịch thảo dược Anvitra, tác động cả 5 căn nguyên gây bệnh, để kiểm soát trào ngược dạ dày thực quản toàn diện, giảm nhanh triệu chứng, ngăn ngừa tái phát, ngừa biến chứng bệnh dạ dày.