Nước trái cây, sữa, sinh tố protein đều đem lại lợi ích cho cơ thể nhưng nếu uống quá nhiều sẽ gây hại.
Khi bạn bắt đầu một chế độ ăn uống lành mạnh và theo dõi lượng chất dinh dưỡng hấp thụ, rất có thể bạn sẽ dành nhiều thời gian để tập trung vào việc ăn gì hơn là uống gì.
Một số loại nước có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng uống nhiều lại phản tác dụng:
Uống hơn 4 cốc cà phê mỗi ngày
Một số nghiên cứu kết luận uống cà phê hàng ngày đem lại lợi ích, nhưng lượng cà phê quá lớn có thể gây ra một số tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể.
Những người uống hơn 28 tách cà phê mỗi tuần (4 tách mỗi ngày) có nguy cơ t.ử v.ong sớm cao hơn 21%, trong đó nam giới có nguy cơ cao hơn 50% so với nữ giới.
Uống nước trái cây mỗi ngày
Nhiều người nghĩ rằng nước trái cây cung cấp một giải pháp thay thế lành mạnh cho nước ngọt.
Mặc dù có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng nước trái cây cũng chứa nhiều đường. Uống hơn 200 ml nước trái cây mỗi ngày làm tăng đáng kể nguy cơ béo phì và bệnh mạch vành.
Uống hơn 3 ly sữa mỗi ngày
Sữa là loại đồ uống bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt có ích với sự phát triển của trẻ nhỏ. Nhưng hấp thụ một vài ly sữa mỗi ngày, bạn cần đón nhận tin không vui.
Ba ly sữa mỗi ngày làm tăng 10% nguy cơ t.ử v.ong ở nam giới và 44% phụ nữ tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Bạn có thể nghĩ rằng bạn sẽ có xương chắc khỏe hơn, nhưng quá nhiều sữa dễ gây ra điều ngược lại. Ba ly sữa trở lên mỗi ngày không chỉ làm giảm t.uổi thọ của bạn mà còn gây hại cho xương. Bởi vậy, bạn tuyệt đối không được lạm dụng sản phẩm này.
Uống quá nhiều sinh tố protein
Nếu bạn muốn tăng cơ, sinh tố protein có vẻ là một giải pháp dễ dàng, thuận tiện. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu được đăng trên The Independent, thức uống này có thể có tác dụng ngược lại.
Tăng lượng protein của bạn lên mức siêu cao trong một ngày sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn trong những năm sau đó và dẫn đến t.ử v.ong sớm.
Nguy cơ t.ử v.ong bắt nguồn từ việc bổ sung BCAA. Nếu thức uống được làm bằng loại bột này, bạn đang vô tình đặt mình vào nguy hiểm không đáng có.
Theo Trường Y Harvard (Mỹ), không ai nên nhận hơn 10% lượng calorie từ nguồn protein. Bạn không được lạm dụng sinh tố protein sau khi tập luyện.
Ăn ít đồ chiên rán cũng gây nên nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ
Ăn thực phẩm chiên rán có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim nặng và đột quỵ, theo một nghiên cứu được CNN công bố.
Đồ ăn chiên rán cũng gây nên bệnh thừa cân, béo phì
Nghiên cứu cho thấy: Một người ăn ít nhất 114 gram hoặc 4 ounce, tương đương với 115 gram thực phẩm chiên mỗi tuần làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ lên 3%, bệnh tim 2% và suy tim 12%. Những người thường xuyên ăn nhiều hơn khối lượng này có nguy cơ mắc các biến cố tim mạch nhiều hơn 28%, nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn 22% và nguy cơ suy tim cao hơn 37%.
Khi thức ăn được chiên, nó sẽ hấp thụ một số chất béo từ dầu, có khả năng làm tăng lượng calo. Ngoài ra, thực phẩm chiên và chế biến sẵn thường có thể chứa chất béo chuyển hóa, được tạo ra trong quá trình sản xuất công nghiệp, bổ sung hydro vào dầu thực vật lỏng để làm cho chúng giòn hơn.
Ngành công nghiệp thực phẩm thường xuyên sử dụng chất béo chuyển hóa vì chúng có chi phí rẻ, tồn tại lâu và mang lại cho thực phẩm hương vị tuyệt vời.
Bên cạnh thực phẩm chiên, bạn sẽ tìm thấy chất béo chuyển hóa trong kem cà phê, bánh ngọt, vỏ bánh, bánh pizza đông lạnh, các loại bánh quy và hàng chục loại thực phẩm chế biến khác.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã hạn chế sử dụng chất béo chuyển hóa kể từ năm 2015. Tuy nhiên, vẫn còn một lỗ hổng. FDA cho phép các công ty ghi nhãn thực phẩm là “0 gam” chất béo chuyển hóa nếu một khẩu phần thực phẩm chứa ít hơn 0,5 gam loại chất này.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, chất béo chuyển hóa làm tăng mức cholesterol xấu và giảm mức cholesterol tốt trong cơ thể. Các chuyên gia khuyến nghị nhà sản xuất nên thay thế chất béo chuyển hóa từ thực phẩm chiên và chế biến bằng chất béo không bão hòa đơn hoặc không bão hòa đa, chẳng hạn như dầu ô liu và dầu hạt cải.