Thai phụ này đã mang thai 6 lần liên tiếp trong chưa đầy 10 năm và 5 lần sinh trước của cô đều thực hiện bằng phương pháp mổ lấy thai.
Mang thai lại sau nhiều lần mổ lấy thai sẽ khiến người phụ nữ đối mặt với nhiều nguy hiểm như nguy cơ sẹo thai, nhau bong non, nhau t.iền đạo, thậm chí là vỡ tử cung hoặc băng huyết sau sinh bất cứ lúc nào. Theo các chuyên gia, phụ nữ không nên mổ lấy thai quá 3 lần và nên mang thai lại sau sinh mổ ít nhất là 18 tháng.
Bởi lẽ, nếu mang thai lại quá sớm thì vết sẹo của lần sinh mổ gần nhất chưa kịp lành. Khi thai nhi phát triển, sẹo tử cung sẽ giống như một quả bom, có thể bị vỡ vào cuối thai kỳ và gây sa ổ bụng, c.hảy m.áu ồ ạt, gây nguy hiểm cho sản phụ.
Vào đêm 5/1 vừa qua, Bệnh viện số 3 trực thuộc Đại học Y Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) đã tiếp nhận một thai phụ tên là Hiểu Phần (28 t.uổi), nhập viện do bụng dưới phình to bất thường. Điều đáng nói hơn là thai phụ này đã mang thai 6 lần liên tiếp trong chưa đầy 10 năm và 5 lần sinh trước của cô đều thực hiện bằng phương pháp mổ lấy thai. Chưa đầy một năm sau lần sinh mổ thứ 5, cô lại tiếp tục mang thai.
Hiểu Phần đã trải qua 6 lần sinh mổ liên tiếp trong chưa đầy 10 năm.
Hơn nữa, lần mang thai này của Hiểu Phần cũng giống như 5 lần trước, cô chưa bao giờ tới bệnh viện khám thai, thậm chí cô còn không biết thai nhi được bao nhiêu tuần. ” Khi cô ấy được đưa tới bệnh viện, chúng tôi quan sát bụng bầu và nhận định thai nhi có lẽ đang ở 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, do bà mẹ này chưa khám thai lần nào nên chúng tôi đành phải khám tổng quát cho cô ấy càng sớm càng tốt “, bác sĩ sản khoa Hoàng Bội cho biết.
Đúng như dự đoán của bác sĩ, do mổ lấy thai nhiều lần nên tử cung của Hiểu Phần để lại sẹo lớn. Siêu âm cho thấy thành trước tử cung của thai phụ hầu như không có lớp cơ, thành tử cung mỏng, có thể bị vỡ và xuất huyết bất cứ lúc nào.
Kết hợp với kỳ kinh cuối của thai phụ, bác sĩ ước tính thai nhi có thể được khoảng 35 tuần. Việc mổ lấy thai lúc này có thể gặp phải tình trạng sinh non, nhưng nếu tiếp tục chờ đợi thì hậu quả thật khó lường trong trường hợp vỡ tử cung. Sau khi trao đổi với gia đình và cân đo các rủi ro có thể gặp phải, bác sĩ quyết định tiến hành mổ bắt thai trong thời gian sớm nhất.
Để thực ca mổ lấy thai lần thứ 6, khoa sản đã phối hợp với các khoa gây mê, tiết niệu, sơ sinh. Ảnh minh họa
Vào khoảng 12h đêm, Hiểu Phần được đẩy vào phòng mổ để tiến hành phẫu thuật. Để bảo vệ sự an toàn của hai mẹ con, khoa sản đã khẩn trương phối hợp với các khoa gây mê, tiết niệu, sơ sinh,… thực hiện ca mổ lấy thai thứ 6.
Xét thấy thai phụ đã sinh mổ nhiều lần, có thể bị dính vùng chậu và ổ bụng, khả năng phải cắt tử cung là rất cao nên trước khi mổ lấy thai, khoa niệu đã tiến hành nội soi bàng quang và đặt ống thông niệu quản ngược dòng hai bên cho sản phụ để giảm tổn thương cho niệu quản. Kết quả khá khả thi.
Khi khoang bụng của sản phụ được mở ra, bác sĩ phẫu thuật thấy tử cung dưới của cô mỏng, dính chặt vào bàng quang và có một số vết sẹo do những lần mổ trước để lại. Sau khi quan sát, bác sĩ cuối cùng cũng tìm ra vị trí thích hợp để đưa thai nhi ra ngoài. Ca phẫu thuật mổ lấy thai thành công tốt đẹp trong sự thở phào nhẹ nhõm của mọi người.
Sản phụ may mắn đã hạ sinh thành công một b.é g.ái. Ảnh minh họa
Hiểu Phần hạ sinh một b.é g.ái, tử cung của cô cũng không bị dính vào các cơ quan khác và không có vấn đề gì nghiêm trọng với nhau thai . Lượng m.áu bị mất trong lúc sinh mổ là 400ml nên tử cung của sản phụ cũng được cứu, không bị cắt bỏ. Tuy nhiên, xét thấy sản phụ không có ý định sinh con trong tương lai nên bác sĩ đã thắt ống dẫn trứng cho cô theo yêu cầu của bản thân và gia đình.
Những nguy cơ khi sinh mổ nhiều lần
– Vỡ tử cung khi mang thai;
– Sảy thai, sinh non;
– Mất nhiều m.áu khi sinh;
– Nguy cơ n.hiễm t.rùng cao;
– Chấn thương các cơ quan khác trong khi sinh mổ;
– Thời gian nằm viện lâu;
– Lâu phục hồi vết thương;
– Ảnh hưởng đến quá trình cho con bú.
Sản phụ dị ứng thuốc tê, bác sĩ vẫn tiêm gây liệt nửa người?
Sản phụ khai từng dị ứng thuốc tê 2 lần và khám t.iền phẫu nên được quyết định cho gây mê nhưng khi vào mổ, bác sĩ lại tự ý đổi thành gây tê.
Sau khi sinh bị liệt nửa người, chị T. gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống và chăm sóc con. Ảnh: HL
Ngày 20-1, chị NTTT (29 t.uổi, ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM) đã có những chia sẻ về việc bị liệt nửa người sau khi gây tê mổ lấy thai tại BV Phụ sản Mê Kông (TP.HCM) nhưng BV có dấu hiệu lơ là, bỏ rơi người bệnh.
Cụ thể, vào ngày 2-11-2020, chị T. nhập viện có yêu cầu mổ lấy thai do thai lớn, tiểu đường thai kỳ, t.iền sử dị ứng thuốc tê, xương chậu hẹp.
Chị T. được khám t.iền phẫu và trình bày có t.iền sử 2 lần bị dị ứng thuốc tê khi mổ chân và răng nên đã yêu cầu gây mê.
Tình trạng liệt nửa người trái của chị T. được BV Nhân dân Gia Định 115 chẩn đoán. Ảnh: BNCC
Sau khi ê kíp tiến hành hội chẩn t.iền phẫu, chị được ê kip thống nhất thông báo sẽ gây mê để mổ lấy thai. Tuy nhiên, khi vào mổ, bác sĩ gây mê đã tự đổi phương án gây mê thành gây tê.
Sau tiêm tê vào tủy sống, chị co giật, nôn ói, chóng mặt và không biết gì nữa. Khi tỉnh dậy, chị rất hoảng loạn vì bị liệt hoàn toàn nửa người bên trái, không cử động được.
Sau khi bị liệt, chị được đưa qua BV Nhân dân Gia Định 2 ngày và đưa về lại BV Phụ sản Mê Kông để chăm sóc hậu phẫu.
Trước khi xuất viện, chị được BV cam kết mời bác sĩ tập vật lý trị liệu cho chị nhưng lịch tập thường bị ngắt quãng do bác sĩ không đến.
Đến ngày 29-12, chị xin tóm tắt bệnh án của bệnh viện và các xét nghiệm cận lâm sàng về bệnh tình của chị để lưu giữ nhưng đến ngày 19-1 vẫn chưa có kết quả.
Trao đổi về vụ việc, BS Lê Minh Nguyệt, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp BV Phụ sản Mê Kông thừa nhận đây là sự cố y khoa nặng nề. Bác sĩ Lê Quốc H., Trưởng khoa Gây mê hồi sức của BV quyết định việc gây tê cho bệnh nhân trong khi khám t.iền mê chỉ định gây mê là sai.
BS Lê Minh Nguyệt chia sẻ về vụ việc sản phụ liệt nửa người sau khi sinh tại BV Phụ Sản Mê Kông. Ảnh: HL
Sau khi sự việc xảy ra, BV đã báo cáo cho Sở Y tế đồng thời họp hội đồng chuyên môn của BV rút kinh nghiệm về quy trình và cố gắng hỗ trợ bệnh nhân điều trị bệnh. BS H. cũng đã nhận trách nhiệm và tự xin thôi việc.
BS Nguyệt nói thêm sau khi sự việc xảy ra, BV đã làm các xét nghiệm và tìm nguyên nhân gây liệt nửa người cho bệnh nhân nhưng chưa tìm được nguyên nhân thực thể, chưa có bằng chứng tác dụng phụ của thuốc gây tê gây yếu nửa người.
Chia sẻ cụ thể về vụ việc, BS Nguyệt cho biết vào ngày 2-11, sản phụ nhập viện với thai 39 tuần rưỡi, có vết mổ lấy thai cũ, có chỉ định mổ lấy thai.
Sản phụ được cho khám t.iền mê, ghi nhận t.iền căn từng có dị ứng thuốc tê. Tuy nhiên, khi vào phòng mổ, BS H. là trưởng khoa gây mê hồi sức nhận định sản phụ từng có một lần bị liệt nửa người thoáng qua khi thai ở tuần thứ 30 nên phân vân giữa gây tê và gây mê, cái nào sẽ tốt hơn.
Do đó, BS H. đã test dị ứng thuốc tê cho bệnh nhân trước và không thấy phản ứng nên chọn gây tê cho sản phụ. “BS muốn chọn biện pháp tốt cho người bệnh nhưng không đúng quy trình khám t.iền mê trước đây, phán đoán không đúng…”, BS Nguyệt chia sẻ.
Sau khi mổ, người bệnh bị ói, các bác sĩ nghĩ đến việc có phản ứng thuốc nên hội chẩn với BV Nhân dân Gia Định để chuyển người bệnh qua điều trị vào ngày 3 và ngày 4-11. Sau khi tình hình ổn định, BV cũng đón bệnh nhân về theo dõi hậu phẫu cho tới khi xuất viện vào ngày 28-12.
Trong thời gian nằm viện, BV cũng nhiều lần mời bác sĩ của BV khác như Tâm thần, BV Nhân dân 115, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình qua hội chẩn, hỗ trợ tâm lý người bệnh.
Chị T. đang được hỗ trợ tập vật lý trị liệu. Ảnh: BNCC
Sau đó, BV có buổi trao đổi với gia đình sẽ hỗ trợ tập vật lý trị liệu và hỗ trợ chi phí cho bệnh nhân và được đồng ý. BS Nguyệt cho biết gần đây, bệnh nhân xin giấy tờ bệnh án và phàn nàn BV chậm trả giấy tờ.
Về việc này BS Nguyệt thừa nhận BV có chậm trễ và trình bày thời gian này các nhận viên BV khá bận rộn phục vụ đợt kiểm tra chất lượng BV của Sở Y tế nên đáp ứng yêu cầu của bệnh nhân không được chu đáo.
Ngoài ra, trong quá trình tập vật lý trị liệu cho bệnh nhân tại nhà, bác sĩ tập cho bệnh nhân có 2, 3 ngày bận đi thi cao học nên tập có ngắt quãng khiến bệnh nhân không hài lòng.
BS Nguyệt chia sẻ BV sẽ rút kinh nghiệm trong việc trao đổi, phối hợp hỗ trợ cho bệnh nhân và BV sẽ tiếp tục hỗ trợ bệnh nhân tập vật lý trị liệu và chăm sóc bệnh nhân chu đáo hơn trong thời gian tới.