Món ăn bồi bổ từ nấm linh chi

Linh chi là một trong những thảo dược quý của dược học cổ truyền, được sử dụng qua hàng ngàn năm lịch sử. Sách xưa ghi nhận, linh giúp ích nguyên khí, dưỡng sinh, phòng ngừa lão hóa và sống lâu.

Trong đó, khá phổ biến là những món ăn bồi bổ dưỡng từ nấm linh chi:

Linh chi đại bổ tửu

Nguyên liệu: Linh chi 40g, đại táo 10 quả, long nhãn 40g, táo đỏ 20 quả, rượu nếp 2 lít.

Cách làm: Linh chi xắt lát. Các nguyên liệu khác rửa sạch, để ráo nước. Ngâm rượu nếp, đậy nắp để nơi thoáng mát, sau 2 tuần thì dùng. Dùng một ly nhỏ vào buổi sáng, chiều..

Tác dụng: Bổ ích nội tạng, cường tráng thân thể. Bồi bổ người suy nhược cơ thể, điều trị mất ngủ, suy nhược thần kinh.

mon an boi bo tu nam linh chi 778 5542669

Canh linh chi – nhân sâm – kỷ tử

Nguyên liệu: Linh chi 40g, cao ly sâm 12g, câu kỷ tử 12g, long nhãn 40g, táo đỏ 5 quả, thịt nạc 500g.

Cách làm: Thịt nạc rửa sạch, trụng qua nước sôi. Các nguyên liệu khác rửa sạch. Tất cả cho vào trong thố, thêm nước vừa đủ, tiềm (tần) trong 2 – 3 giờ, nêm muối thì dùng.

Tác dụng: Bổ gan ích khí, dùng điều trị cơn đau của bệnh gan thận, mệt mỏi. Có hiệu quả nhất định đối với cơn đau âm ỉ của bệnh viêm gan mạn tính.

Chè linh chi – trứng cút

Nguyên liệu: Linh chi 40g, trứng cút 20 quả, táo đỏ 20 quả, đường phèn vừa đủ.

Cách làm: Trứng cút luộc chín, bóc vỏ. Các nguyên liệu khác rửa sạch. Tất cả nguyên liệu cho vào nồi, thêm nước sạch 1 lít. Sau khi nấu sôi với lửa lớn, chuyển lửa nhỏ nấu 1 giờ, thêm đường phèn vừa đủ, nấu lại vài phút và dùng.

Tác dụng: Bổ m.áu, dưỡng nhan sắc. Dùng lâu làm sắc mặt hồng hào, giảm nếp nhăn, tác dụng săn sóc sắc đẹp.

mon an boi bo tu nam linh chi e38 5542669

Canh thịt nạc linh chi – điền thất

Nguyên liệu: Linh chi 40g, điền thất 8g, đẳng sâm 20g, long nhãn 40g, táo đỏ 5 quả, gà 1 con, thịt nạc 300g, gừng tươi 3 lát.

Cách làm: Gà bỏ lông và nội tạng, bỏ móng, rửa sạch luộc qua, chặt lát. Thịt nạc rửa sạch luộc qua. Linh chi xắt lát nhỏ, điền thất rửa sạch, băm nhuyễn. Gừng tươi rửa sạch, xắt lát. Các nguyên liệu khác rửa sạch. Tất cả cho vào trong thố, thêm nước vừa đủ, dùng lửa nhỏ tiềm (tần) từ 2 – 3 giờ, nêm muối và dùng.

Tác dụng: Dưỡng tâm an thần, cầm m.áu giảm đau. Thích hợp cho bệnh mạch vành, hồi hộp, ngực đau và chứng đau lặp lại nhiều lần. Bổ ích khí huyết, điều trị mất ngủ.

Linh chi nấu rùa

Nguyên liệu: Linh chi 40g, rùa 1 con, đại táo 10 quả, nước vừa đủ.

Cách làm: Linh chi xắt lát, đại táo rửa sạch, rùa g.iết mổ, rửa sạch. Tất cả nguyên liệu cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu 1 giờ.

Tác dụng: Tư âm bổ huyết, thanh nhiệt, giảm mỡ. Còn có thể dùng cho chứng suy giảm bạch cầu sau điều trị ung thư.

Canh linh chi – nấm mèo đen – nấm mèo trắng

Nguyên liệu: Linh chi 20g, nấm mèo đen 10g, nấm mèo trắng 10g, chà là 6 quả, thịt nạc 300g.

Cách làm: Linh chi xắt lát, nấm mèo đen và trắng ngâm nước cho nở, xé nhỏ, thịt nạc rửa sạch. Tất cả nguyên liệu cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu canh.

Tác dụng: Tư bổ phế, vị. Hoạt huyết, nhuận táo. Cường tim, bổ não. Phòng chống ung thư. Giảm huyết áp, mỡ m.áu. Phòng ngừa bệnh mạch vành.

Chè linh chi – trứng cút

Nguyên liệu: Linh chi 60g, trứng cút 20 quả, táo đỏ 12 quả.

Cách làm: Linh chi xắt lát, táo đỏ (bỏ hạt) rửa sạch, trứng cút luộc chín, lột vỏ. Tất cả nguyên liệu cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun sôi bằng lửa lớn, chuyển lửa nhỏ đun đến khi linh chi mềm, nêm đường trắng vừa đủ.

Tác dụng: Bổ huyết, ích tinh. Sắc da hồng hào, giảm nếp nhăn.

mon an boi bo tu nam linh chi 11f 5542669

Chè linh chi – ngân nhĩ

Nguyên liệu: Linh chi 20g, nấm mèo trắng 10g, đường phèn 20g.

Cách làm: Linh chi xắt nhỏ, nấm mèo trắng ngâm nước cho nở, né nhỏ. Tất cả nguyên liệu cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, tiềm trong 2 giờ. Nêm đường phèn.

Tác dụng: Chữa các chứng ho, tâm thần bất an, mất ngủ mộng nhiều, hồi hộp, hay quên…

Canh gà linh chi – hạt sen

Nguyên liệu: Linh chi 20g, hạt sen 50g, vỏ quít 1 góc, gà 1 con.

Cách làm: Linh chi xắt nhỏ, gà g.iết mổ rửa sạch, hạt sen và vỏ quít rửa sạch, tất cả nguyên liệu cho vào nồi, đổ nước vừa đủ.

Ta c dụng: Bồi bổ cơ thể, chữa tỳ vị hư nhược, khí huyết bất túc, váng đầu, hoa mắt. Đặc biệt là bệnh suy nhược; sau khi mổ, phụ nữ sau khi sinh.

Canh linh chi – bồ câu

Nguyên liệu: Linh chi 20g, câu kỷ tử 20g, táo đỏ 10 quả, bồ câu 1 con, gừng tươi 3 lát.

Cách làm: Linh chi xắt nhỏ, bồ câu g.iết mổ rửa sạch, các nguyên liệu khác rửa sạch. Tất cả nguyên liệu cho vào nồi, đổ nước vừa đủ.

Tác dụng: Kiện tỳ, khai vị. Bổ ích khí huyết. Dưỡng tâm, an thần. Ích tinh, sáng mắt. Chữa hồi hộp mất ngủ, váng đầu hoa mắt.

Linh chi tiềm thịt

Nguyên liệu: Thịt dê 500g (có thể thay thế thịt bò, trâu, heo, gà). Linh chi 40g.

Cách làm: Linh chi xắt nhỏ, thịt dê rửa sạch, đổ nước vừa đủ tiềm (tần) trong 1 giờ.

Tác dụng: Bồi bổ cho người bị bệnh xơ gan.

Canh linh chi – bách hợp

Nguyên liệu: Linh chi 20g, hạt sen 30g, bách hợp 30g, thịt nạc 300g.

Cách làm: Linh chi xắt nhỏ, các nguyên liệu khác rửa sạch. Tất cả nguyên liệu cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu canh.

Tác dụng: An thần kiện tỳ. Thanh phế táo, chữa ho khan. Dùng cho người bệnh ho do âm hư, lao phổi. Có thể dùng thường xuyên.

Chứng can âm hư và bài thuốc trị

Theo Đông y, nguyên nhân do can âm hư, khí huyết kém hay gặp ở phụ nữ t.iền mãn kinh, tăng huyết áp và xơ cứng động mạch ở người cao t.uổi, người bị suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể.

Biểu hiện hư phiền, khó ngủ, dễ cáu gắt, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, lưỡi khô, mạch huyền tế sác… Phương pháp điều trị chủ yếu là bổ can âm, dưới đây là những bài thuốc điều trị.

Chữa đau nhức do m.áu lưu thông kém, chứng thiếu m.áu cục bộ: Đương quy 500g, hoài sơn 100g, ngọc trúc 100g, hà thủ ô 100g, đan sâm 100g, mẫu đơn bì 50g, mạch môn 50g, trạch tả 50g, thanh bì 25g, chỉ thực 25g, sơn thù 25g. Các vị thuốc trên tán bột mịn, thêm mật, hoàn viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 15g.

Chữa suy nhược thần kinh, hoa mắt chóng mặt, màng có màng mộng: Thục địa 12g, đương quy 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 8g, khương hoạt 12g, phòng phong 12g. Tán bột hoàn viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g.

Chữa nhức đầu, ù tai, suy nhược cơ thể ở người xơ vữa động mạch, tăng huyết áp: Kỷ tử 12g, hà thủ ô 12g, thục địa 12g, đỗ đen sao 12g, sa sâm 12g, tang thầm 8g, long nhãn 8g, cúc hoa 8g, mạch môn 8g. Sắc uống.

Chữa thiểu năng tuần hoàn não, suy nhược cơ thể ở người thiếu m.áu, mất ngủ, hay quên, hồi hộp, đ.ánh trống ngực: Thục địa 16g, đương quy 16g, bạch thược 12g, xuyên khung 12g, hà thủ ô đỏ 12g, bá tử nhân 8g, táo nhân 8g, phục linh 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, hay mệt mỏi: Toan táo nhân (sao đen) 6g, phục linh 5g, tri mẫu 4g, xuyên khung 3g, cam thảo 2g. Sắc uống trong ngày.

chung can am hu va bai thuoc tri 150 5363873

Đương quy trong bài thuốc trị thiếu m.áu do can âm hư.

Món ăn bài thuốc bổ can âm

Gà hầm tam thất: Gà mái hoặc gà ác 1 con, tam thất 20g. Gà làm sạch, tam thất tán bột cho vào bụng gà, hầm cách thủy cho chín, thêm gia vị ăn nóng. Dùng cho người khí huyết hư, ăn uống kém, mệt mỏi, suy nhược, da tái nhợt thiếu m.áu.

Cháo hàu: Thịt hàu 50g, thịt trai 50g, gạo tẻ 100g nấu thành cháo cho thịt hàu và thịt trai vào. Ăn trong ngày. Dùng cho người tăng huyết áp, nhức đầu chóng mặt.

Đậu nành nấu gan lợn: Đậu nành 100g, gan lợn tươi 80g. Đậu nành nấu chín cho gan lợn thái miếng, gia vị vừa đủ vào đun chín, chia 2 lần trong ngày. Dùng cho người thiếu m.áu, da vàng tái do can huyết hư suy nhược cơ thể.

Gà hầm hà thủ ô: Gà mái 1 con (khoảng 1kg), hà thủ ô 30g. Gà làm sạch, hà thủ ô gói trong vải xô, đặt trong bụng gà, thêm gia vị, gừng tươi, hầm cách thủy. Bỏ bã thuốc, ăn cái, uống nước. Dùng cho người đau đầu hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, mệt mỏi.

Canh ba ba: Ba ba 1 con, sơn dược 30g, long nhãn 15g. Ba ba làm sạch thái miếng, ướp gia vị, thêm nước vừa đủ, hầm mềm. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, ăn uống kém, thiếu m.áu, xơ gan, viêm gan mạn, lao phổi, viêm khí phế quản mạn tính, hồi hộp khó thở, tim đ.ập mạnh.

Canh ngao cà rốt đậu đỏ: Ngao biển 1kg, xuyên khung 15g, cà rốt 100g, đậu đỏ 100g. Ngao nấu canh, cho đậu đỏ, cà rốt, xuyên khung, gia vị vừa đủ, đun chín. Khi ăn vớt bỏ bã xuyên khung, ăn liên tục 5 – 7 ngày. Dùng cho những người suy nhược cơ thể, sợ lạnh, sợ gió, tay chân lạnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *