Chế độ ăn uống khoa học là t.iền đề giúp bạn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Đặc biệt, người bị dư thừa axit uric nên hạn chế một số loại thực phẩm để tránh bệnh trạng nghiêm trọng hơn.
Người bị dư thừa axit uric nên kiêng cử những món này nếu không muốn tình trạng nặng hơn
Cải bó xôi
Mặc dù chúng ta luôn được khuyến khích ăn nhiều rau củ quả nhưng còn tùy trường hợp mà lựa chọn nguyên liệu cho thỏa đáng. Người bị dư thừa axit uric tốt nhất nên hạn chế ăn cải bó xôi.
Tuy trong loại cải này có chứa nhiều axit oxalic, có hiệu quả mát gan, sáng mắt nhưng nếu ăn nhiều và ăn trong thời gian dài sẽ kéo theo hệ quả tăng axit uric trong cơ thể, gây ra gánh nặng cho thận.
Không chỉ riêng tình trạng hàm lượng axit uric cao mà kể cả người có chức năng thận vốn không tốt cũng nên chú ý hạn chế ăn cải bó xôi. Nếu cần sử dụng, tốt nhất nên rửa sạch dưới vòi nước để “làm trôi” bớt axit oxalic.
Thức ăn cay và nhiều dầu mỡ
Chế độ ăn uống cho người có axit uric cao nên cải thiện thanh đạm là chính. Đặc biệt, các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và chất béo sẽ gây kích thích không nhỏ cho cơ thể, khiến mức axit uric tiếp tục cao hơn, dẫn đến bệnh tình càng nghiêm trọng và khó khăn trong điều trị.
Ngoài ra, những thực phẩm cay cũng ít nhiều gây tổn hại cho dạ dày và đường ruột. Người có tỳ vị suy nhược cũng nên hạn chế ăn hoặc tốt nhất là kiêng luôn. Không riêng thức ăn chế biến tại nhà mà những loại đồ ăn vặt hay thức ăn nhanh bán ở ngoài cũng không nên ăn quá nhiều.
Các loại thịt đỏ
Theo nghiên cứu cho thấy: Thời gian dài ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ khiến cơ thể bạn dư thừa axit uric. Do đó, người bình thường khỏe mạnh cũng nên ăn với một lượng vừa phải, riêng người đã có axit uric cao thì càng phải hạn chế.
Nếu quá ưa thích hoặc một số trường hợp khách quan phải ăn uống thì chỉ nên kiểm soát lượng thịt đỏ khoảng 50gr trở xuống mỗi ngày. Axit uric một khi tăng cao đột ngột có thể dẫn đến nhiều bệnh tật khác nhau, tạo thành tổn thương không nhỏ cho cơ thể. Các loại thịt đỏ nên ít ăn bao gồm thịt bò, thịt heo, thịt dê v.v…
Bia rượu
Etanol trong bia rượu có thể hợp thành axit lactic. Trong quá trình được thải ra thông qua thận thì axit lactic và axit uric sẽ có sự cạnh tranh lẫn nhau. Khi axit lactic tăng do uống nhiều bia rượu cũng đồng nghĩa hiệu quả thải axit uric bị giảm, lâu ngày gây ra tình trạng dư thừa axit uric.
Các loại đậu
Đậu và sản phẩm chế biến từ đậu rất giàu Progesterone, bên cạnh đó hàm lượng sắt cũng rất cao, có thể nói là thực phẩm lý tưởng đối với sức khỏe con người. Tuy vậy, ăn uống luôn đòi hỏi hợp lý, đa dạng và tùy trường hợp, nếu bạn ăn nhiều đậu lâu ngày làm cho nguyên tố sắt trong cơ thể tăng cao thì axit uric cũng nhiều lên đột ngột.
Người bị dư thừa axit uric có thể bổ sung thực phẩm gì để cải thiện tình hình?
Thực phẩm chứa ít Purine
Khi hàm lượng Purine trong cơ thể quá cao thì thận không thể thực hiện trao đổi chất bình thường và hiệu quả, dễ hình thành tình trạng dư thừa axit uric và kéo theo nhiều bệnh tật khác. Ngoại trừ cải bó xôi thì đa số các loại rau lá xanh có chứa Purine khá thấp, thích hợp cho bạn sử dụng.
Thực phẩm chứa protein có lợi
Cơ thể con người vận hành mỗi ngày đều cần protein tham gia vào, vì vậy bạn cần bổ sung chất này đầy đủ. Tuy nhiên, mặc dù thịt bò chứa protein khá cao nhưng bên cạnh đó nó cũng có rất nhiều Purine, không nên lạm dụng. Lựa chọn lý tưởng cho bạn là hấp thu protein từ trứng, sữa bò v.v… để tránh tác dụng phụ.
Thực phẩm lợi tiểu
Axit uric chủ yếu thông qua nước tiểu để thải ra ngoài. Do đó, người bị dư thừa axit uric có thể bổ sung thêm thực vật có tác dụng lợi tiểu như bí đao, dưa leo, dưa hấu, khổ qua, hạt bo bo v.v…
Uống đủ nước
Nước tuy không được xem là một loại thức ăn nhưng nó lại là “kẻ thù” của chứng axit uric tăng cao. Uống nhiều nước có lợi cho tiểu tiện, góp phần tống khứ lượng axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên bạn cần chú ý nước ở đây là nước lọc chứ không phải các loại nước giải khát hay bia rượu.
Chất độc phá hủy tế bào gan mỗi ngày: 5 việc nhỏ cần làm để ngăn chặn nguy cơ hỏng gan
Nếu gan của bạn có vấn đề, phải làm cho bằng được 5 việc nhỏ này hàng ngày, gan sẽ đỡ bị xuống cấp nhanh chóng.
Trung y cho rằng, mùa xuân là thời điểm tốt nhất để bồi bổ gan, nhưng mùa đông, thời tiết giá lạnh, bạn cũng cần phải chú ý đặc biệt.
Trên thực tế, chăm sóc gan là một quá trình đòi hỏi bạn phải thực hiện nghiêm túc và kiên trì trong lối sống hàng ngày, trong đó cần thực hiện tốt chế độ ăn uống, luyện tập để tăng cường thể lực, giảm thiểu khả năng lây nhiễm vi rút, vi khuẩn.
Với chức năng chuyển hóa phức tạp, gan thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại, tế bào gan bị chất độc tấn công hàng ngày thông qua các bữa ăn và thói quen hàng ngày của chúng ta. Nếu muốn “cứu” tế bào gan khỏi các chất độc, đây là cách duy trì sức khỏe cho bệnh nhân bị bệnh gan.
1. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý
Bệnh nhân mắc bệnh gan nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học và hợp lý, ăn nhiều thực phẩm bổ gan vàcó tác dụng bảo vệ gan, ăn uống đa dạng, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cơ thể cần để không chỉ nâng cao hệ miễn dịch mà còn thúc đẩy quá trình phục hồi tế bào gan, có tác dụng quan trọng trong công việc nuôi dưỡng và bảo vệ gan.
2, Chế độ ăn uống nên thanh đạm, tránh đậm vị
Đối với bệnh nhân mắc bệnh gan, không nên ăn đồ quá cay, kích thích, nếu không sẽ khiến các loại hơi ẩm tích tụ trong cơ thể gây rối loạn gan khí.
Ngoài ra, cần tránh những thực phẩm gây kích ứng nhất định đến đường tiêu hóa, nếu không sẽ gây khó chịu cho đường tiêu hóa, đau bụng, quá tải cho chức năng hoạt động của gan.
3, Hạn chế uống bia rượu
Việc ăn uống tiệc tùng là không tránh khỏi, đặc biệt là ở nam giới với đặc thù nghề nghiệp và thói quen ăn nhậu thường xuyên. Do vậy, hãy tránh hết sức có thể.
Mặc dù thực tế, bằng cách ăn uống, nếu có một chút rượu bia có thể thúc đẩy tuần hoàn m.áu, tiêu trừ huyết ứ, thông kinh, cũng giúp gan tăng cường dương khí, nhưng bạn không được tham lam, lạm dụng rượu.
Vì rượu được chuyển hóa chủ yếu ở gan nên uống nhiều rượu nhất định sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và gây hại cho gan với mức độ tăng dần theo thời gian.
4. Ăn nhiều thực phẩm protein chất lượng cao
Đối với người bệnh gan nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất đạm chất lượng cao như đậu nành chứa nhiều vitamin B, canxi và khoáng chất có lợi cho quá trình phục hồi của gan.
Đậu phụ cũng là một lựa chọn tốt, y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng đậu phụ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ cơ thể, dưỡng ẩm, nếu dùng chung với chạch thì có thể trừ ẩm, loại bỏ chứng vàng da.
5. Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi
Rau xanh có tác dụng làm dịu gan, dưỡng huyết, đặc biệt thích hợp với người bị gan khí khó chịu, ngoài ra bạn cũng nên ăn thêm các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam quýt, cà chua, cải thảo… có tác dụng kháng vi rút rất tốt.
Bạn cũng nên chọn những thực phẩm giàu vitamin E như hạt vừng hoặc bắp cải để cải thiện hệ miễn dịch và tăng khả năng kháng bệnh.
Lời khuyên thêm
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải làm tốt công việc nuôi dưỡng và bảo vệ gan, uống một cốc nước mật ong vào mỗi buổi sáng lúc bụng đói và trước khi đi ngủ vào buổi tối vì đường fructose và glucose có trong mật ong có thể thúc đẩy quá trình sửa chữa và tái tạo tế bào gan, có tác dụng nuôi dưỡng và bảo vệ gan.
Mỗi sáng đều đặn ăn một bát cháo nấu cùng với táo tàu đỏ có tác dụng bổ khí bổ huyết, ích gan thận, đặc biệt phù hợp với trường hợp khí huyết không đủ do tỳ vị hư yếu, viêm gan mãn tính và thiếu m.áu.
Ngoài ra, cần tăng cường rèn luyện thân thể, tham gia các hoạt động ngoài trời như đi bộ, chơi bóng, Thái Cực Quyền để thúc đẩy tuần hoàn m.áu toàn thân, không chỉ bồi bổ cơ thể mà còn có tác dụng bảo vệ gan mật.