Sau khi được ghép gan ổn định, bệnh nhân thường được phép điều trị ngoại trú với thuốc chống thải ghép, tùy vào tình trạng bệnh mà có liều thuốc chống thải ghép khác nhau.
Ảnh minh họa
Hỏi: Gia đình tôi có người được ghép gan, xin hỏi bác sĩ về chi phí thuốc chống thải ghép sau ghép gan có lớn hay không, và trong quá trình chăm sóc bệnh nhân sau khi ghép gan cần lưu ý điều gì? – Nguyễn Văn Ngọc (Trần Hưng Đạo, Hà Nội).
Đáp: Sau khi được ghép gan ổn định, bệnh nhân thường được phép điều trị ngoại trú với thuốc chống thải ghép, tùy vào tình trạng bệnh mà có liều thuốc chống thải ghép khác nhau.
Trung bình mỗi tháng mỗi người bệnh tốn khoảng 10 – 15 triệu đồng t.iền thuốc chống thải ghép, tuy nhiên, khoản t.iền này được BHYT thanh toán theo phần trăm hưởng BHYT. Ví dụ, bệnh nhân hưởng BHYT 80% thì mỗi tháng khoản t.iền phải thanh toán khoảng 2 – 3 triệu đồng.
Thông thường sau ghép gan 1 tháng, người bệnh có thể được xuất viện. Trong vòng 1 – 3 tháng đầu, người bệnh cần thường xuyên vào bệnh viện kiểm tra xét nghiệm để điều chỉnh thuốc chống thải ghép và dùng các thuốc dự phòng bệnh cơ hội.
Sau 3 – 6 tháng, người bệnh có thể trở lại cuộc sống bình thường nhưng lưu ý không lao động nặng. Thời gian này, người bệnh không cần được chăm sóc y tế đặc biệt nữa mà chỉ cần chú ý trong sinh hoạt: Tuyệt đối tránh bia, rượu, t.huốc l.á; cần ăn chín uống sôi, chọn thực phẩm giàu đạm và vitamin. 3 – 6 tháng đầu, người bệnh nên hạn chế ăn hoa quả, sau có thể ăn nhưng không được ăn bưởi (vì có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa thuốc chống thải ghép); tránh đám đông và những khu vực không khí kém lưu thông; tránh tiếp xúc với những người đang mắc bệnh truyền nhiễm (thậm chí chỉ cảm cúm). Đi đường nên mang khẩu trang.
Người bệnh phải dùng kháng sinh trước khi làm các thủ thuật như lấy cao răng, rửa tay thường xuyên với xà phòng sát khuẩn; bảo vệ da bằng kem chống nắng, quần áo chống nắng, thực hiện quan hệ t.ình d.ục an toàn, dùng thuốc đuổi côn trùng chứa DEET hoặc picaridin.
Ngoài ra, người bệnh phải thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn. Nếu là nam thì cần nội soi đại tràng, khám t.iền liệt tuyến; nữ cần nội soi đại tràng, khám tuyến vú hằng tháng, khám phụ khoa hằng năm.
Ghép tạng tại Bệnh viện TWQĐ 108: Đi sau nhưng không bao giờ là muộn
Xuất phát về ghép tạng của Bệnh viện TWQĐ 108 muộn so với các bệnh viện khác trong nước. Nhưng chỉ sau 4 năm, bệnh viện đã đuổi kịp trình độ ghép tạng của các bệnh viện lớn trong nước, thậm chí có lĩnh vực đứng đầu như là ghép phổi
Ngày 21/1/2021, tại Hà Nội, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Hội nghị sơ kết 4 năm thực hiện đề án khoa học và công nghệ, về tăng cường năng lực nghiên cứu để phát triển kỹ thuật ghép mô, bộ phận cơ thể người.
Mặc dù Bệnh viện TWQĐ 108 đã triển khai thành công ghép giác mạc từ những năm 1980 và thực hiện ghép tủy, ghép tế bào tạo m.áu tự thân điều trị một số bệnh m.áu ác tính từ năm 2004.
Nhưng tới năm 2015, Bệnh viện TWQĐ 108 được Bộ Khoa học và Công nghệ giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ độc lập cấp quốc gia: “Nghiên cứu triển khai ghép phổi lấy từ người cho c.hết não” do GS.TS.Mai Hồng Bàng – Giám đốc bệnh viện làm chủ nhiệm. Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao cho Viện Y Dược lâm sàng 108 triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ, xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển kỹ thuật ghép mô và bộ phận cơ thể người.
Theo đó, bệnh viện đã thành lập Trung tâm ghép mô – bộ phận cơ thể người; xây dựng quy chế phối hợp công tác với Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia; hoàn tất thủ tục pháp lý xin cấp phép ghép tạng. Đồng thời đầu tư các trang thiết bị, cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ… để bảo đảm kỹ thuật ghép tạng.
Đến nay, sau 4 năm triển khai, Bệnh viện TWQĐ 108 đã thực hiện 268 ca ghép mô tạng, trong đó có 78 ca ghép thận (đã trở thành kỹ thuật thường quy), 65 ca ghép gan (trong đó có 11 ca ghép gan cấp cứu), 03 ca ghép phổi, 18 ca ghép giác mạc, 62 ca ghép tế bào gốc, 40 ca ghép tủy, 02 ca ghép chi thể (01 ca từ người cho sống, 01 ca từ người cho c.hết não). Chức năng các tạng sau ghép hoạt động tốt, kéo dài thời gian và chất lượng sống cho người bệnh, mang lại nhiều giá trị khoa học và giá trị nhân văn sâu sắc.
Một ca ghép gan tại Bệnh viện TWQĐ 108
Ca ghép phổi thực hiện thành công ngày 26.2.2018 từ người cho c.hết não đầu tiên tại Việt Nam được đ.ánh giá là thành tích đặc biệt xuất sắc của các nhà khoa học của Bệnh viện TWQĐ 108, đ.ánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về trình độ kỹ thuật và năng lực chuyên môn của các y, bác sĩ bệnh viện, bởi ghép phổi từ người cho c.hết não được đ.ánh giá là kỹ thuật y học khó nhất hiện nay.
Ngay 22/1/2020 thưc hiên thanh công ca ghep chi thê lây tư ngươi cho sông đâu tiên trên thê giơi.
Ca ghép chi thể từ người cho còn sống đầu tiên trên thế giới
Ngày 16/9/2020 thực hiện thành công ca lấy, ghép đa mô tạng lần thứ 4 từ người cho c.hết não để cứu chữa cho 06 bệnh nhân khác nhau: các bác sĩ đã ghép 02 phổi cho một bệnh nhân được chẩn đoán xơ phổi nguyên phát; ghép gan cho một bệnh nhân suy gan cấp trên nền xơ gan do nhiễm virus viêm gan B; ghép 02 thận cho hai bệnh nhân bị suy thận mạn tính giai đoạn cuối.
Đồng thời, bệnh viện cũng đã ghép 02 cẳng bàn tay cho một bệnh nhân bị cụt cẳng tay cả hai bên do tai nạn chất nổ – đây là ca ghép hai cẳng bàn tay đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á, và là ca ghép chi thể thứ 2 trong năm tại bệnh viện. Ngoài ra, bệnh viện còn phối hợp với Trung tâm Điều phối Quốc gia lấy và ghép tim cho một bệnh nhân bị viêm cơ tim thể giãn giai đoạn cuối tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Bệnh viện TWQĐ 108 là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam ghép phổi thành công từ người cho c.hết não.
Đặc biệt hơn nữa là năng lực triển khai thực hiện các kỹ thuật ghép tạng tại Bệnh viện TWQĐ 108 hiện nay được đ.ánh giá là có thể đáp ứng rất tốt trong các tình huống khác nhau. Trong tháng 12/2020, bệnh viện đã thực hiện 5 ca ghép gan trong một tuần với các tình huống: ghép gan cấp cứu, ghép theo kế hoạch, ghép từ người cho sống, ghép người lớn, ghép t.rẻ e.m, lấy ghép gan tại Bệnh viện và lấy gan xuyên việt từ BV Bà Rịa-Vũng Tàu về ghép tại Bệnh viện TWQĐ 108.
GS.TS.Mai Hồng Bàng – Giám đốc Bệnh viện TWQĐ 108 chia sẻ: Để thực hiện được đề án này, bệnh viện gặp không ít khó khăn, bởi chúng tôi chưa bao giờ ghép tạng. Nhưng với sự quyết tâm rất cao của ban giám đốc bệnh viện, cùng sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ và sự quan tâm và ủng hộ rất lớn của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, GS.TS.Phạm Gia Khánh, chúng tôi đã có kế hoạch, lộ trình cụ thể, từ đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho đến đào tạo nguồn nhân lực.
Bệnh viện đã cử các bác sĩ, phẫu thuật viên đi học tại các Trung tâm y khoa lớn ở Pháp, Bỉ, Hàn Quốc, Nhật Bản… và các bệnh viện có nhiều kinh nghiệm trong ghép tạng như BV Việt Đức, BV Chợ Rẫy. Vì thế Bệnh viện TWQĐ 108 “đi sau nhưng không bao giờ là muộn”…
Đ.ánh giá về sự phát triển của kỹ thuật ghép tạng của Bệnh viện TWQĐ 108, GS.TS.NGND. Phạm Gia Khánh – Chủ tịch Hội ghép tạng Việt Nam cho biết: “Đây thực sự là một điều tuyệt vời, bởi vì xuất phát về ghép tạng của Bệnh viện TWQĐ 108 rất mới và muộn so với các bệnh viện khác trong nước. Nhưng chỉ sau 4 năm, bệnh viện đã đuổi kịp trình độ ghép tạng của các bệnh viện lớn trong nước, thậm chí có lĩnh vực đứng đầu như là ghép phổi”.
Là người đầu tiên tham gia ghép gan tại Việt Nam, GS.Phạm Gia Khánh cho hay: Ghép tạng là kỹ thuật phức tạp, nhưng ghép gan là kỹ thuật đặc biệt khó và ghép phổi thì việc chăm sóc hồi sức là rất khó, nhưng chỉ trong vòng 2 năm thực hiện, Bệnh viện TWQĐ 108 đã thực hiện được những kỹ thuật này, trong khi đó các trung tâm ghép tạng khác phải mất khoảng 10 năm. Đó là một sự nhảy vọt của đáng kinh ngạc và kỹ thuật ghép tạng của Bệnh viện TWQĐ 108 là “chậm nhưng rất vững chắc”.
Cũng trong hội nghị này, GS.TS.Mai Hồng Bàng đã ký biên bản ghi nhớ chuyển giao kỹ thuật ghép tạng cho các bệnh viện: Đào tạo chuyển giao kỹ thuật ghép phổi cho Bệnh viện Phổi Trung ương (2020-2021); đào tạo chuyển giao kỹ thuật ghép gan cho BV Nhi Trung ương và BV Đà Nẵng; đào tạo chuyển giao kỹ thuật ghép thận cho BV 175 và BV Thành Nhàn (2021-2022).