Câu trả lời hơi khác giữa việc ở nhà và ở nhà vệ sinh công cộng.
Cần phải rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi đi vệ sinh – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Một cuộc thăm dò của YouGov vào tháng 1.2020 cho thấy 42% người Mỹ không thường xuyên không rửa tay sau khi đi vệ sinh ở nhà, theo Live Strong.
Bạn sẽ tự hỏi, thực sự không rửa tay sau khi đi vệ sinh gây hại gì? Có thể bị bệnh nếu không rửa tay sau khi đi vệ sinh?
Nếu chỉ là ở nhà, câu trả lời có lẽ là không
Ngay cả khi phân, đường tiết niệu hoặc bộ phận s.inh d.ục có mầm bệnh, sau đó được truyền lên tay khi đi vệ sinh.
Chạm vào tay nắm cửa, mở đóng chốt cửa, hạ nắp bồn cầu lên xuống và nhấn bộ xả, bạn có thể “thu gom” đủ loại vi trùng – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Tiến sĩ Philip Tierno, giáo sư về vi sinh và bệnh học tại NYU Langone (Mỹ), cho biết: “Nó sẽ không lây nhiễm cho bạn vì bạn đã có mầm bệnh đó trong hệ thống của mình. Chỉ có vi khuẩn tụ cầu có thể lây nhiễm vào tay có vết thương hở, nhưng điều đó khá khó để xảy ra”.
Nhưng nhà vệ sinh công cộng thì lại khác
Tiến sĩ Tierno cho biết: “Nhà vệ sinh là nơi ẩn chứa nhiều vi khuẩn, vì có nhiều người ra vào, và không phải tất cả họ đều rửa tay”.
Đó cũng là một khu vực tiếp xúc cao. Tiến sĩ Tierno nói: “Chạm vào tay nắm cửa, mở đóng chốt cửa, hạ nắp bồn cầu lên xuống và nhấn bộ xả… Vì vậy, nếu không rửa tay, bạn có thể “thu gom” đủ loại vi trùng”, theo Live Strong.
Hứng trọn những hạt phân b.ắn lên do xả bồn cầu
Joseph Allen, phó giáo sư khoa học đ.ánh giá phơi nhiễm tại Harvard T.H (Mỹ), viết: “Việc xả nước sẽ làm b.ắn các hạt phân li ti lơ lửng trong không khí”.
Tiến sĩ Tierno cho biết, các hạt nước trong toilet có thể phun xa tới 4,6 mét và những hạt phân li ti đọng lại trên các bề mặt, mà sau đó bạn có thể chạm tay vào. Mẹo là hãy đậy nắp bồn cầu trước khi xả nước.
Cuối cùng, rủi ro sức khỏe lớn nhất nếu không rửa tay sau khi đi vệ sinh không phải là vi trùng trong nước tiểu và phân, mà là mầm bệnh từ khắp nơi trên đường đi, bạn đã mang về, cho dù ở nhà hay nơi công cộng, theo Live Strong.
Tiến sĩ Tierno nhấn mạnh có hai tình huống nhất thiết phải rửa tay để bảo vệ mình khỏi bị nhiễm bệnh, đó là:
Phải rửa tay trước khi ăn, uống hoặc chế biến thức ăn.
Phải rửa tay trước khi chạm vào mặt – mắt, tai, mũi và miệng – là những đường dẫn nhập vào cơ thể.
Vì trung bình mỗi người chạm vào mặt khoảng 3 – 4 lần một giờ, vì vậy cần phải rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi đi vệ sinh, theo Live Strong.
Không rửa tay sau khi đi vệ sinh có thể lây bệnh cho người khác không?
Nếu một người có vi khuẩn gây bệnh trong ruột hoặc vùng s.inh d.ục, một số vi khuẩn này có thể dính vào tay. Sau đó, có thể lây cho người khác khi tay chạm vào các bề mặt này.
Vì vậy, để bảo vệ người khác, hãy rửa tay sau khi đi vệ sinh, tiến sĩ Tierno nói.
Ngay cả khi ở nhà một mình, hãy nhớ rằng vi trùng có thể tồn tại trong nhiều tuần, khiến những vị khách đến thăm trong tương lai gặp nguy hiểm.
Tuy nhiên, tiến sĩ Tierno cho biết, hệ vi khuẩn bình thường trong ruột của mỗi người rất mạnh mẽ, nó cạnh tranh với bất kỳ vi khuẩn nào xâm nhập vào và t.iêu d.iệt nó.
Một số người có hệ miễn dịch mạnh hơn nên chống lại n.hiễm t.rùng tốt hơn. Những người lớn t.uổi và những người bị ức chế miễn dịch dễ bị tổn thương hơn.
Nếu một người tiếp xúc với lượng vi khuẩn hoặc virus đủ mức để lây bệnh, họ có thể sẽ nhiễm bệnh.
Tiến sĩ Tierno nói, virus gây tiêu chảy và nôn mửa có thể dẫn đến n.hiễm t.rùng toàn thân và đường ruột, một số có thể nghiêm trọng, đặc biệt là ở người cao t.uổi và suy giảm miễn dịch, theo Live Strong.
Không rửa tay sau khi đi tiểu có sao không?
Tiến sĩ Kelly Mudon, bác sĩ chuyên về y học gia đình tại Community Health of South Florida (Mỹ), cho biết: Không rửa tay sau khi đi tiểu tác hại cũng không thua gì sau khi đại tiện, theo Live Strong.
Tiến sĩ Tierno nói: “Nó có thể lây truyền những bệnh qua đường t.ình d.ục như lậu và giang mai trong đường tiết niệu s.inh d.ục. Ngoài ra còn có nấm candida và tụ cầu khuẩn”.
Giờ đây chúng ta đã có câu trả lời thực sự!
Loại gia vị quen thuộc này sẽ trở thành “độc dược” nếu ăn quá nhiều trong trời lạnh: Hãy lưu ý 3 việc để ăn mà không lo mắc bệnh
Thói quen ăn nhiều loại gia vị này luôn gắn liền với bệnh tật, gây ra những hậu quả khó lường với sức khỏe và suy giảm t.uổi thọ nhanh chóng, vào mùa đông còn đặc biệt hại hơn.
Mùa đông là thời gian nhiều người thường ăn những món khoái khẩu mà không cần phải suy nghĩ, bởi cơ thể phải tiêu hao năng lượng nhiều để giữ nhiệt. Thế nên những món lẩu, món nướng cũng tự động “lên ngôi”, thậm chí có người ăn liên tục mấy ngày cũng được. Dù rất ngon nhưng đó cũng chính là nguyên nhân khiến bạn nạp quá nhiều muối vào cơ thể.
Tại sao ăn nhiều muối lại gây hại hơn vào mùa đông?
Muối là loại gia vị có vai trò quan trọng đối với sức khỏe mỗi người. Hàng ngày, lượng muối sẽ bị tiêu hao thông qua các hoạt động của cơ thể như đi vệ sinh, nước mắt, tiết mồ hôi… Vậy nên, việc bổ sung muối bằng con đường thực phẩm chính là phương pháp bù lại lượng muối mất đi.
Ăn nhiều muối chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên hàng tá bệnh nguy hiểm, nhất là tim mạch.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi người trưởng thành không nên ăn quá 5gr muối hàng ngày. Tuy nhiên chúng ta thường ăn vượt quá mức cho phép này. Nhất là vào mùa đông, khi chúng ta ít vận động và mồ hôi không tiết ra sẽ làm cơ thể giữ lại muối, tăng nguy cơ mắc cao huyết áp và bệnh tim mạch. Chưa kể những người bị yếu tim cũng dễ bị suy tim hơn do muối và nhiệt độ thấp.
Bên cạnh đó, ăn nhiều muối cũng gây nên những tác hại xuất hiện ngay lập tức như:
– Gây sưng phù mặt do cơ thể tích nước
– Đầy hơi và khó chịu dạ dày, ợ nóng rát, gây khát nước liên tục
– Ảnh hưởng trầm trọng đến vị giác, gây khô môi nặng vào mùa đông khô hanh
– Làm bạn nổi mụn trứng cá nhiều hơn
– Gây mất ngủ, đau tức ngực và yếu xương khớp
Cần tránh ăn nhiều muối vào mùa đông để bảo vệ sức khỏe lẫn nhan sắc
Muối không phải lúc nào cũng xấu bởi chúng đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe thần kinh, giúp cơ thể hấp thu được một số chất dinh dưỡng. Tuy nhiên thứ gì nhiều quá cũng không tốt, chúng ta cần hạn chế ăn muối lại trong mùa đông lạnh này để duy trì sức khỏe ổn định.
Vậy nên phụ nữ hãy lưu ý những việc sau để có thể ăn muối mà không lo mắc bệnh, nhất là khi nấu ăn cho cả nhà:
1. Ăn ít thực phẩm chế biến sẵn
Tuy rất ngon và bắt mắt nhưng các loại thịt xông khói, xúc xích hay đồ hộp… đều chứa một lượng muối lớn để tẩm ướp nên ăn nhiều sẽ không tốt. Thậm chí đến các loại bánh quy mặn hay đồ đông lạnh cũng làm bạn nạp nhiều muối mà không hay biết, chưa kể là làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
Thực phẩm chế biến sẵn tuy ngon nhưng không nên ăn nhiều kẻo sinh bệnh.
Vậy nên chị em hãy cố gắng cắt giảm các loại thực phẩm này ra khỏi bữa cơm, mỗi tuần chỉ nên ăn 1 – 2 lần là đủ. Nếu trong tình thế bắt buộc phải ăn, hãy mang ra vòi nước rửa nhiều lần để loại bớt muối còn thấm rồi mới chế biến. Bên cạnh đó, hãy tăng cường ăn thêm rau xanh và những thực phẩm khác để hạn chế bớt khả năng gây hại của chúng.
2. Hạn chế thêm muối khi nấu ăn
Một trong những cách đơn giản nhất giúp giảm muối chính là nấu ăn nhạt đi. Dù thêm nhiều muối sẽ làm món ăn đậm đà hơn nhưng nó lại gây hại cho cơ thể. Chỉ cần nêm bớt muối lại khi nấu nướng, chị em đã giúp cả nhà phòng bệnh hiệu quả hơn trong mùa đông.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách khác để làm bật hương vị của món ăn thay vì dùng muối. Với các món như trứng chiên, súp hay cá thì hãy dùng tiêu đen để thay cho việc dùng muối. Bên cạnh đó, bạn nên tự nấu nước hầm xương để hạn chế dùng hạt nêm hay muối làm ngon món ăn.
3. Lựa chọn những món ít mặn khi ăn bên ngoài
Hầu hết những món ăn bên ngoài đều bị nêm nhiều muối để ngon hơn. Vậy nên khi đi ăn nhà hàng hay quán cà phê, hãy tinh tế lựa chọn cho bản thân những món ít muối. Có thể lấy ví dụ như sau:
– Với món bánh mì hamburger thì nên hạn chế dùng nhân có thịt nguội, phô mai, sốt thịt nướng hay xúc xích.
– Xà lách trộn nên ăn nguyên chất và yêu cầu để riêng nước sốt dùng kèm, mỗi lần ăn chỉ chấm một ít để tránh nạp muối nhiều.
– Nên chọn cơm trắng thay vì cơm chiên, cố gắng ăn thêm nhiều rau sống để nhanh no mà không lo béo phì.
– Tuyệt đối không tự thêm gia vị vào món ăn mà chưa nếm thử trước. Đây là thói quen khó bỏ của vô số người, vừa không cần thiết lại còn tăng nguy cơ mắc bệnh.