Năm 2020 là năm đầu tiên TP Cần Thơ tiến hành sàng lọc lao chủ động tại cộng đồng. Hoạt động này góp phần phát hiện, chẩn đoán sớm bệnh lao và lao tiềm ẩn để đưa vào quản lý, điều trị.
Sàng lọc lao chủ động cho người dân tại Trung tâm Y tế quận Bình Thủy.
Sớm phát hiện bệnh
Theo Bệnh viện (BV) Lao và Bệnh phổi TP Cần Thơ, từ tháng 9-2020 đến tháng 12-2020, BV đã tổ chức, phối hợp Trung tâm Y tế 9 quận, huyện và Cơ sở Cai nghiện m.a t.úy TP Cần Thơ tổ chức sàng lọc bệnh lao và lao tiềm ẩn tại cộng đồng.
Lãnh đạo Trung tâm Y tế quận Cái Răng cho biết: “Quận sàng lọc cho người dân tại 4 phường: Phú Thứ, Tân Phú, Hưng Phú, Hưng Thạnh. Có 612 người dân đến sàng lọc, trong đó 602 người được chụp X-quang, phát hiện 11 ca lao mới và 1 ca lao kháng thuốc, chiếm tỷ lệ 9% tổng số ca lao và 20% số ca lao kháng thuốc phát hiện trong năm 2020. iều này chứng tỏ tỷ lệ bệnh nhân lao trong cộng đồng còn cao. Từ thực tế đó, chúng tôi đề nghị tiếp tục triển khai sàng lọc lao chủ động cho các phường còn lại của quận Cái Răng và toàn thành phố”.
Qua 4 tháng triển khai chương trình, tại các điểm khám có 7.126 người đến khám, sàng lọc lao. ây là những người sống cùng nhà hoặc tiếp xúc gần với bệnh nhân lao, người nguy cơ cao (người lớn t.uổi, có bệnh lý nền như: đái tháo đường, tăng huyết áp, Hen-COPD ( bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), viêm khớp mãn tính….).
Các bác sĩ chỉ định chụp X-quang 6.943 người và phát hiện 1.260 phim X-quang có bất thường. Sau đó, tiếp tục làm Gene Xpert chẩn đoán lao, lao đa kháng thuốc. Kết quả phát hiện 122 ca lao thường và 5 ca lao kháng thuốc, chiếm khoảng 7,3% tổng số ca lao có bằng chứng vi khuẩn học và 10,9% lao kháng thuốc phát hiện, thu dung điều trị.
Năm 2020, qua sàng lọc trên địa bàn thành phố đã phát hiện 368 ca lao tiềm ẩn. Ngoài lao, người dân tham gia tầm soát còn được khám, phát hiện bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, Hen-COPD.
Góp phần thanh toán bệnh lao
Theo bác sĩ Trần Mạnh Hồng, Giám đốc BV Lao và Bệnh phổi TP Cần Thơ, trước đây việc phát hiện bệnh lao khá thụ động, tức là khi người dân có triệu chứng, nghi ngờ bệnh lao và tìm đến cán bộ y tế mới được phát hiện. Còn hiện nay, với chương trình sàng lọc lao chủ động, cán bộ y tế mang máy móc, thiết bị tìm bệnh nhân.
Sàng lọc không áp dụng soi đàm trực tiếp mà làm chiến lược 2X tức là chụp X-quang tầm soát, sau đó làm Gene Xpert để khẳng định có lao không. Lao có kháng thuốc không. BV cũng được chương trình chống lao quốc gia cấp xe X-quang kỹ thuật số lưu động.
Theo các bác sĩ, năm qua, tuy số lượng người dân tầm soát chưa nhiều nhưng số lượng phát hiện ra bệnh lao rất lớn. Sàng lọc lao chủ động giúp phát hiện ca lao, lao kháng thuốc, lao tiềm ẩn và lao không có bằng chứng vi khuẩn học. Việc điều trị sớm, tránh lây lan trong cộng đồng, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng song song với điều trị lao tiềm ẩn, ngăn ngừa lao hoạt động, góp phần thanh toán bệnh lao vào năm 2030.
Bác sĩ Trần Mạnh Hồng nhận định: Cán bộ làm công tác chống lao luôn trăn trở, số ca lao phát hiện hằng năm không giảm mà tiếp tục tăng. Trong 10 năm nữa làm sao giảm để thanh toán bệnh lao. Năm 2020, dù nhiều thách thức, nhưng là cơ hội tốt để thanh toán bệnh lao.
Chúng ta đã có đủ nguồn lực, điều kiện để làm việc này. ó là nỗ lực của chương trình chống lao, sự ủng hộ của các ban ngành, đoàn thể địa phương, sự hỗ trợ của quỹ toàn cầu, của dự án SHIFT, ZPT HOPE. Các dự án sẽ hỗ trợ sàng lọc lao chủ động liên tục 3 năm 2021-2023.
Năm 2021, chương trình dự kiến sẽ tiếp tục triển khai sàng lọc chủ động cho 9 quận, huyện, 1 cơ sở cai nghiện và Trung tâm Bảo trợ xã hội TP Cần Thơ. Thời gian dự kiến bắt đầu từ quý II-2021.
Tỷ lệ điều trị khỏi của bệnh nhân lao mới đạt hơn 97%
Thực hiện chương trình phòng, chống lao, năm qua, toàn tỉnh Khánh Hòa thực hiện khám sàng lọc phát hiện bệnh lao cho hơn 79.000 lượt người (đạt 105% kế hoạch), qua đó phát hiện số bệnh nhân lao mới các thể hơn 1.420 người. Tỷ lệ điều trị khỏi của bệnh nhân lao mới đạt hơn 97%.
Khám bệnh tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh.
Trong đó, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh thực hiện khám cho hơn 20.400 lượt người, quản lý 509 bệnh nhân. Bệnh viện đã thực hiện hơn 1.320 lần nuôi cấy Mgit (phương pháp tìm vi khuẩn lao); hơn 1.170 xét nghiệm Gene Xpert (xét nghiệm sinh học phân tử chẩn đoán lao và lao kháng thuốc…), đo chức năng hô hấp cho người bệnh gần 590 lần. Năm 2020, bệnh viện thực chuyển tuyến nội tỉnh 206 ca, hầu hết là chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh; chuyển tuyến ngoại tỉnh 177 ca, chiếm gần 99% là đến Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP. Hồ Chí Minh).
Năm 2021, chương trình chống lao ở tỉnh tiếp tục giữ vững những kết quả đạt được; đồng thời đẩy mạnh hoạt động phòng, chống lao trong cộng đồng; phát hiện và điều trị sớm cho những trường hợp lao kháng thuốc…