Có thể kể ra rất nhiều món ăn được chế biến với tóp mỡ thời bao cấp như: dưa chua nấu cùng tóp mỡ, rau muống xào với tóp mỡ, tóp mỡ chiên nước mắm tỏi hành…
Mỗi năm, cứ đến những ngày giáp Tết, trong tiết trời hanh hao, giá lạnh, lòng tôi lại bồi hồi nhớ đến những kỷ niệm của một thời bao cấp xa xôi, thời bao cấp với món cơm nóng trộn tóp mỡ nước mắm ớt – món ăn gắn liền với ký ức một thời không thể nào quên của những ai đã trải qua những năm tháng gian khó ấy.
Món ăn xa xỉ thời bao cấp
Có thể kể ra rất nhiều món ăn được chế biến với tóp mỡ thời bao cấp như: dưa chua nấu cùng tóp mỡ, rau muống xào với tóp mỡ, tóp mỡ chiên nước mắm tỏi hành…
Nhưng có lẽ, món ăn giàu ký ức nhất, đó là món cơm nóng trộn với tóp mỡ cùng nước mắm ớt thêm ít đường, nghĩ đến là chực chảy nước bọt, nhất là những ngày đông lạnh giá như thế này.
Chén cơm nóng hổi trộn tóp mỡ nâu vàng, rưới thêm nước mắm ớt, trộn đều, ngửi lấy ngửi để, hít hà cái mùi thơm nóng bốc lên ngào ngạt từ chén cơm trộn là khoái khẩu lắm rồi. Đơn giản vậy thôi, nhưng ngon đến lạ lùng, đưa một muỗng cơm vào miệng, vừa nhai vừa cảm nhận được các vị quyện hòa vào nhau, vị béo và giòn giòn của tóp mỡ, vị mặn mặn, cay cay, ngọt ngọt của đường và nước mắm ớt mới tuyệt làm sao.
Thiệt là hao cơm. Vào cái thời cơm ăn còn phải độn thêm sắn, khoai thì chén cơm trắng nóng hổi trộn tóp mỡ rưới mắm ớt, có thể nói là món ăn cực kỳ quý phái và xa xỉ, có thể đã đi vào giấc mơ của nhiều người ở cái thời gian khó xa xưa ấy!
Sự “thất sủng” trong xã hội hiện đại
Đời sống ngày càng được nâng cao, bữa ăn gia đình trở nên sung túc, đầy đủ, đa dạng món hơn nhưng kèm theo đó là sự xuất hiện của các bệnh nguy hiểm như: tim mạch, béo phì, ung thư… Rồi thông tin từ phương tiện truyền thông, mạng xã hội cùng với sự giao lưu qua truyền miệng hàng ngày, không biết từ bao giờ, người ta bắt đầu đổ lỗi cho mỡ heo là nguyên nhân gây những bệnh nguy hiểm đó.
Từ đó, mọi người đ.âm ra dị ứng và đỉnh điểm cao trào là “trở mặt” với món mỡ heo nói chung và tóp mỡ nói riêng. Mỡ heo không còn xuất hiện nhiều trong những bữa ăn hàng ngày nữa. Người ta bài xích món ăn có nhiều mỡ heo đến mức “hắt hủi”, cứ món nào có mỡ heo là kiểu gì cũng tìm cách bóc bằng được phần mỡ ra.
Tuy nhiên, thực tế, ăn mỡ heo và tóp mỡ có đến mức lo sợ như vậy không? Có thể trả lời ngay trên góc độ y học: Kiêng hoàn toàn mỡ heo là sai lầm. Cái gì cũng có hai mặt, mỡ heo hay tóp mỡ cũng có những lợi ích nhất định và không thể thiếu cho mỗi người, nhất là t.rẻ e.m và cũng có những tác hại khi sử dụng không đúng, đặc biệt là những người bị rối loạn mỡ m.áu.
Tiếp cận lợi ích của mỡ heo dưới góc độ khoa học
Mỡ heo cung cấp nhiều chất béo có lợi, mỡ heo chứa khoảng 40% chất béo bão hòa, khoảng 50 – 60% chất béo không bão hòa đơn và khoảng 10% chất béo không bão hòa đa, là thành phần quan trọng của nhiều chất cần thiết đối với hoạt động cơ thể trong quá trình tăng trưởng.
Chất béo tham gia cấu tạo màng tế bào và thể dịch của các tổ chức, đặc biệt là não, giúp phát triển sớm về trí tuệ, thể lực và giữ vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh trung ương của trẻ. Mỡ heo là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Mỡ là chất béo làm dung môi tốt để hòa tan các vitamin A, D, E, K, là những vitamin quan trọng trong cơ thể.
Cơ thể muốn hấp thu và sử dụng tốt các vitamin này phải cần có chất béo. Các thiếu hụt về chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày ảnh hưởng đến chức năng nhiều cơ quan. Mỡ heo chứa các loại như axit béo bão hòa, protein, đặc biệt là cholesterol cần thiết cho cấu trúc tế bào, rất tốt cho tế bào thần kinh. Việc sử dụng mỡ heo ở mức độ hợp lý có tác dụng làm bền vững các mạch m.áu, bảo vệ hệ tuần hoàn của cơ thể, dự phòng xuất huyết não.
Mỡ heo giàu vitamin D giúp thúc đẩy sự hấp thụ canxi cho cơ thể. Lượng vitamin D trong mỡ heo có tác dụng giúp cải thiện chức năng tim mạch, duy trì sức khỏe của phổi và tăng cường chức năng cơ bắp. Mỡ heo đã được chứng minh có tác dụng chống viêm và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Mỡ heo cũng tham gia số men chuyển hóa của cơ thể, trong đó có nội tiết tố s.inh d.ục và nội tiết tố tuyến thượng thận.
Vấn đề lo ngại mỡ heo làm tăng cholesterol m.áu? Thực chất có 2 loại là cholesterol nội sinh và ngoại sinh. Cholesterol nội sinh nhiều và nguy hiểm hơn ngoại sinh. Điều đó có nghĩa dù không ăn mỡ heo, cơ thể vẫn sản sinh cholesterol.
Vậy ăn mỡ heo thế nào cho đúng?
T.rẻ e.m hay người lớn nên sử dụng mỡ heo hoặc khi ăn thịt heo có chút mỡ để các chức năng của cơ thể không bị suy yếu. Chất béo là một trong những nguồn năng lượng quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhỏ: 1g chất đạm, tinh bột, đường cung cấp 4 kcal, trong khi 1g chất béo cung cấp 9 kcal. Vì vậy, trẻ bắt đầu ăn dặm cần phải bổ sung 5ml chất béo/ bữa, trẻ 1 t.uổi lượng chất béo cần tăng khoảng 7ml/bữa. Nên lưu ý phải cho trẻ ăn kết hợp cả dầu và mỡ động vật. Nếu không cung cấp đủ lượng dầu mỡ theo khuyến cáo, trẻ sẽ bị thiếu năng lượng và rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương.
Nếu quá phụ thuộc dầu thực vật mà bỏ mỡ heo, mỡ động vật trong thời gian dài, cơ thể sẽ khó hấp thụ một số chất, mất cân đối về dinh dưỡng, thiếu hụt một số vitamin cần thiết và có nguy cơ mắc các bệnh về xương, rối loạn thị lực, rối loạn nội tiết tố, gây suy nhược cơ thể, thậm chí tăng nguy cơ nhồi m.áu cơ tim và đột quỵ.
Bỏ mỡ heo hay dầu thực vật đều không tốt cho cơ thể. Nên dùng song song chúng để vừa tốt cho hoạt động các cơ quan cơ thể, vừa tránh được bệnh tật. Những người có độ t.uổi trên 50, người đang bị rối loạn mỡ m.áu mới phải kiêng và nên ăn ít mỡ heo. T.rẻ e.m và người bình thường nên ăn hàng ngày với lượng vừa đủ.
Còi xương ở t.rẻ e.m: Những điều cần biết
T.rẻ e.m bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi, phospho (là những chất cần thiết cho sự phát triển của xương).
Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 t.uổi, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ánh sáng mặt trời, do kiêng khem quá mức và chế độ ăn nghèo canxi, phospho, những trẻ không được bú mẹ dễ bị còi xương hơn trẻ bú mẹ.
Trẻ béo phì cũng bị còi xương
Trong suy nghĩ của nhiều người, chỉ những bé nhẹ cân mới còi xương. Vì vậy, nhiều bà mẹ có con bụ bẫm đã chủ quan khiến bé vẫn bị còi xương. Thực tế, trẻ nhẹ cân và dư cân đều có nguy cơ mắc bệnh như nhau. Thậm chí trẻ càng lớn thì nguy cơ còi xương lại càng nhiều vì trẻ phát triển quá nhanh, nhu cầu về canxi cao hơn trẻ bình thường, nếu cha mẹ không chú ý sẽ không đáp ứng đầy đủ.
Để phòng tránh trẻ bị còi xương, cần cho trẻ tắm nắng hàng ngày.
Dấu hiệu trẻ bị còi xương
Trẻ bị còi xương hay quấy khóc, đặc biệt về ban đêm. Ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ; trẻ xuất hiện rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn.
Các biểu hiện ở xương: thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê; các trường hợp còi xương nặng có di chứng: chuỗi hạt sườn, dô ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O; răng mọc chậm, trương lực cơ nhẽo, táo bón; chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng…
Trong trường hợp còi xương cấp tính: trẻ có thể bị co giật do hạ canxi m.áu.
Những trẻ có nguy cơ bị còi xương bao gồm trẻ đẻ non, đẻ sinh đôi; trẻ nuôi bằng sữa công thức; trẻ quá bụ bẫm; trẻ sinh vào mùa đông.
Trẻ bị còi xương hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, ra nhiều mồ hôi khi ngủ; trẻ xuất hiện rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn…
Cần phải làm gì?
Để phòng tránh cho trẻ bị còi xương, cần cho trẻ tắm nắng hàng ngày: để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10-15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Về mùa đông không có ánh nắng, cho trẻ đi tắm điện ở khoa lý liệu pháp tại các bệnh viện. Bởi vì dưới da có sẵn các t.iền vitamin D là 7 dehydrocholesterol, dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời, các t.iền vitamin sẽ bị hoạt hóa chuyển thành vitamin D. Vitamin D có tác dụng điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, phospho, ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua lần vải thì sẽ còn rất ít tác dụng.
Cần cho trẻ một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý như: cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi: sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày; cho dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ: vì vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D, trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương.
Cho trẻ uống bổ sung vitamin D, các chế phẩm có canxi theo sự tư vấn của các bác sĩ.
Lời khuyên của thầy thuốc
Khi có thai, phải làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để tránh bị đẻ non, có thể uống vitamin D, sắt, canxi theo khuyến cáo của các bác sĩ. Sau đẻ, cả mẹ và con không nên ở trong phòng tối và kín, phòng ở thoáng mát, đầy đủ ánh sáng. Sau khi sinh 2 tuần, cho trẻ ra tắm nắng 15-20 phút/ngày vào buổi sáng (trước 9 giờ). Khi trẻ ăn bổ sung: cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như: sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh và dầu mỡ.
Đặc biệt, nếu trẻ có các dấu hiệu của bệnh còi xương, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.