Người bệnh ung thư cổ tử cung có cần kiêng yêu?

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở phụ nữ trên thế giới. Bệnh có thể được chữa khỏi nếu phát hiện bệnh sớm.

Những phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung bên cạnh việc phải đối diện với nỗi đau bệnh tật thì khi điều trị khỏi bệnh, nhiều người còn lo lắng về ảnh hưởng của bệnh đến đời sống t.ình d.ục.

Ung thư cổ tử cung thường phát triển âm ỉ trong một thời gian dài (mất khoảng vài năm). Trong thời gian này, các tế bào ở cổ tử cung sẽ biến đổi một cách bất thường do sự thay đổi môi trường â.m đ.ạo hoặc do nhiễm HPV.

Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết ung thư cổ tử cung đó là c.hảy m.áu bất thường ở â.m đ.ạo như: c.hảy m.áu giữa chu kỳ k.inh n.guyệt, thời gian dài hơn so với chu kỳ bình thường, c.hảy m.áu sau hoặc trong khi quan hệ.

Dấu hiệu của ung thư phát triển có thể bao gồm: đau vùng chậu, tiểu tiện bất thường và sưng chân. Nếu ung thư đã lan đến các cơ quan lân cận hoặc các hạch bạch huyết, các khối u có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động của các cơ quan đó, ví dụ khối u nằm đè lên bàng quang hoặc làm tắc tĩnh mạch.

nguoi benh ung thu co tu cung co can kieng yeu bc3 5542690

Ung thư cổ tử cung ảnh hưởng đến đời sống lứa đôi.

Ung thư cổ tử cung và phương pháp điều trị bệnh có thể ảnh hưởng đến chức năng t.ình d.ục. Khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là â.m đ.ạo, ruột, trực tràng, bàng quang và có thể phát triển thành một loạt các thay đổi và rối loạn, chủ yếu là t.ình d.ục.

Phẫu thuật cắt rộng chu cung và mô cạnh â.m đ.ạo làm tổn thương đến đám rối thần kinh thực vật chi phối các tạng trong vùng chậu. Điều này dẫn đến giảm tiết dịch nhờn â.m đ.ạo khi g.iao h.ợp cũng như giảm khoái cảm t.ình d.ục.

Xạ trị dẫn đến khô và đau â.m đ.ạo, có khi bị teo, dính, chít hẹp â.m đ.ạo. Tác dụng phụ của hóa chất như: mệt mỏi, nôn ói, giảm hoạt động s.inh d.ục. Hóa trị cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy phụ nữ vào giai đoạn mãn kinh sớm và đem lại nhiều hệ lụy trong sinh hoạt t.ình d.ục ở phụ nữ trẻ hoặc t.iền mãn kinh.

Sau điều trị ung thư cổ tử cung có quan hệ t.ình d.ục được không?

Câu trả lời là có. Dù phẫu thuật cắt bỏ tử cung hay xạ trị thì sau điều trị, bệnh nhân ung thư cổ tử cung vẫn có thể duy trì “chuyện ấy”, chỉ có việc sinh con là không thể nếu bệnh nhân đã cắt bỏ tử cung. Tuy nhiên do tác dụng phụ của hóa chất, phương pháp điều trị khiến cho người phụ nữ gặp phải các vấn đề do rối loạn chức năng t.ình d.ục, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

Cách giữ sức khỏe t.ình d.ục sau điều trị ung thư cổ tử cung

Để giải quyết những thay đổi đời sống t.ình d.ục do ung thư và phương pháp điều trị ung thư gây ra, cần có sự kiên trì và nỗ lực từ 3 phía: người bệnh, bác sĩ và người thân.

Người bệnh cần biết chấp nhận chính mình: dành thời gian để làm quen với sự thay đổi của cơ thể, xem ung thư như một khởi đầu mới trong cuộc sống. Ăn uống và tập thể dục để giữ cơ thể và tinh thần của bạn luôn khỏe mạnh. Tập các bài tập thư giãn cùng chuyên gia trị liệu sẽ giúp bạn cải thiện thể trạng, giải tỏa căng thẳng.

Bệnh nhân hãy dành thời gian để trao đổi với chuyên gia y tế về t.ình d.ục cũng như với đối tác về những điều bản thân biết và cảm nhận, bày tỏ mong muốn của bản thân với đối phương, hướng dẫn đối phương cách, tư thế giúp bản thân cảm thấy thoải mái nhất và giảm đau đớn. Đừng ngần ngại bày tỏ những băn khoăn của bản thân với các nhân viên y tế về những khó khăn bạn gặp phải trong đời sống chăn gối sau khi điều trị ung thư.

Mặc dù có rất nhiều khó khăn gây trở ngại cho chuyện chăn gối của người phụ nữ sau điều trị ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, việc giúp người bệnh vượt qua bệnh tật và tìm lại cảm giác t.ình d.ục là trách nhiệm của bạn tình, bạn đời. Người đàn ông đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ bệnh nhân vượt qua việc điều trị ung thư dai dẳng và mệt mỏi. Sự quan tâm chăm sóc, cử chỉ âu yếm, vuốt ve của bạn tình, bạn đời là liều thuốc hữu hiệu, có ý nghĩa to lớn trong đời sống vợ chồng, cũng như trong giải quyết các rối loạn t.ình d.ục gây ra bởi ung thư cổ tử cung.

3 thói quen của nhiều chị em làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, cần điều chỉnh sớm để đảm bảo sức khỏe

Con gái cứ giữ 3 thói quen này hàng ngày, không sớm thì muộn cũng mắc phải bệnh ung thư cổ tử cung như trường hợp của cô Vương (38 t.uổi, Trung Quốc) dưới đây.

Cách đây mấy ngày, một cô gái họ Vương (38 t.uổi, Trung Quốc) phát hiện quần lót của mình thường xuyên có nhiều dịch tiết, mùi lại rất tanh nên đã vội vàng đến bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ phát hiện ra rằng cô đã mắc phải căn bệnh ung thư cổ tử cung.

Thực tế, ban đầu, cô Vương chỉ bị nhiễm HPV nhưng do những thói quen sinh hoạt kém lành mạnh hàng ngày của cô đã làm giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể không đủ sức chống lại virus HPV và nó đã phát triển lên thành ung thư cổ tử cung.

Dưới đây là 3 thói quen hàng ngày của cô Vương khiến cô bị ung thư cổ tử cung.

3 thoi quen cua nhieu chi em lam tang nguy co mac ung thu co tu cung can dieu chinh som de dam bao suc khoe 0a8 5386443

1. Thức khuya, thiếu ngủ!

Đi ngủ lúc 9 giờ rưỡi là một hành động “không thể tin nổi” trong mắt hầu hết mọi người bây giờ!

Ở trường đại học, bạn cùng phòng của cô lại thích thức khuya đến mãi 1 giờ sáng mỗi ngày mới ngủ, điều này cũng ảnh hưởng đến cô ấy. Do đó, từ năm thứ 3 đại học, cô Vương đã thức đêm hàng ngày.

Dần dần, cô Vương cũng đi ngủ muộn mỗi ngày, đi ngủ sau 12 giờ đêm, đôi khi là 1 giờ sáng và 6 giờ sáng ngày hôm sau dậy đi học là chuyện bình thường. Cô lúc đó luôn vào lớp với cảm giác mệt mỏi, uể oải. Tình trạng thiếu ngủ này của cô kéo dài hơn 11 năm.

2. Thiếu tập thể dục!

Trong 10 năm từ khi học đại học, đi làm đến giờ, cô Vương rất ít tập thể dục. Nếu bạn ngủ đủ giấc, hoặc ít nhất là thi thoảng thức khuya nhưng sau đó ngủ bù lại thì sức đề kháng cũng sẽ không quá sa sút như vậy.

Cô Vương mỗi ngày chỉ ngủ 6 tiếng, lại không tập thể dục. Sự kết hợp này ảnh hưởng rất lớn đến hệ miễn dịch của cơ thể, khiến HPV có thể dễ dàng phát triển và gây ra căn bệnh ung thư cổ tử cung.

3 thoi quen cua nhieu chi em lam tang nguy co mac ung thu co tu cung can dieu chinh som de dam bao suc khoe ff2 5386443

99% bệnh nhân ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus HPV.

3. Không ăn trái cây, rau xanh và không uống sữa chua

Trái cây, rau xanh và sữa chua là các loại thực phẩm bổ sung có lợi cho cơ thể. Bởi vì cô Vương rất lười gọt trái cây, ăn rau và cũng không thích ăn sữa chua nên đã không ăn chúng trong gần 10 năm sau khi tốt nghiệp đại học.

Thực tế, đây là những thực phẩm bổ sung các loại vitamin, khoáng chất và nhiều chất dinh dưỡng giúp cơ thể hồi phục và nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.

Ngăn ngừa nguy cơ ung thư cổ tử cung

HPV là nhân tố chính dẫn đến ung thư cổ tử cung. Nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh rằng 99% bệnh nhân ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus HPV. Đặc biệt là sự lây nhiễm dai dẳng của 2 loại virus nguy cơ cao là HPV16 và HPV18 có khả năng gây ra các bệnh liên quan đến ung thư cổ tử cung.

Nếu bị nhiễm virus HPV thì phải kịp thời nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Thông thường bạn có thể bổ sung các loại vitamin và selen hữu cơ, protein… để thúc đẩy cải thiện khả năng miễn dịch. Bên cạnh khía cạnh dinh dưỡng, bạn cũng cần có lối sống lành mạnh như đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao để phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *