Hội chứng bất sản ống Muller khiến người phụ nữ 56 t.uổi sống chung với tình trạng không có â.m đ.ạo, buồng trứng, mất kinh và khó có con.
Các bác sĩ của khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt, Bệnh viện E, Hà Nội, vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân 56 t.uổi mắc chứng dị tật bẩm sinh không có â.m đ.ạo. Năm 15-16 t.uổi, bà không có k.inh n.guyệt nên gia đình đưa đi khám sản khoa. Tuy nhiên, bệnh nhân không biết về căn bệnh dị tật bẩm sinh không â.m đ.ạo khiến mình mất kinh, khó có con.
Sau khi kết hôn, hai vợ chồng cho rằng chưa thể có con vì hiếm muộn mà chưa biết đến thủ phạm thực sự. Dù vậy, thiếu khuyết cơ quan s.inh d.ục khiến cuộc sống của họ không viên mãn, nhiều lần đau khổ.
Tại Bệnh viện E, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Minh, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt, chẩn đoán nữ bệnh nhân 56 t.uổi mắc hội chứng bất sản ống Muller (hay còn gọi là hội chứng Mayer – Rokitansky – Kuster – Hauser). Đây là dị tật không có â.m đ.ạo bẩm sinh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý, chất lượng sống của người bệnh.
Sau khi siêu âm và chụp MRI, các bác sĩ nhận thấy ống â.m đ.ạo của bệnh nhân chỉ là dải xơ dài khoảng 1,5 cm. Ngoài ra, bệnh nhân không có tử cung. Kết quả xét nghiệm các chỉ số hormone, nội tiết cho thấy sự thiếu hụt do thiếu sản buồng trứng.
Đặc biệt, nhiễm sắc thể đồ 46XX, xác định bệnh nhân giới tính nữ. Vì thế, các bác sĩ đã chỉ định phẫu thuật tạo hình â.m đ.ạo cho bệnh nhân này bằng niêm mạc môi bé (hoặc cả phần môi lớn phì đại). Đây là phương pháp vừa tạo hình â.m đ.ạo, vừa làm đẹp vùng tầng sinh môn cho người bệnh. Khoang “cô bé” mới nằm giữa trực tràng và bàng quang của bệnh nhân.
Các bác sĩ phẫu thuật tạo hình â.m đ.ạo cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC.
Ca phẫu thuật kéo dài một giờ với 3 ê-kíp cùng thực hiện. Để tạo khoang â.m đ.ạo có độ dài từ 8 đến 10cm, rộng khoảng 3-4 cm, các bác sĩ phải tạo hình những mảnh ghép niêm mạc được lấy từ môi bé của cơ quan s.inh d.ục ngoài. Sau đó, những mảnh ghép này được xử lí làm mỏng, phủ kín lên khuôn nong và cố định lại vào khoang â.m đ.ạo vừa được tạo hình.
Khó khăn của ca phẫu thuật này là việc bóc tách khoang â.m đ.ạo mới phải vô cùng cẩn thận và tỉ mỉ để không làm rách trực tràng, bàng quang, cũng như tránh được tổn thương mạch m.áu. Ngoài ra, mảnh ghép niêm mạc môi bé được ê-kíp thực hiện lấy, xử lý đúng kỹ thuật và phải cố định tạo hình tốt nhằm đảm bảo “sự sống” ở nơi nhận, không để b.ị h.oại t.ử. Đặc biệt, ê-kíp của Bệnh viện E đã tự chế tạo khuôn nọng â.m đ.ạo cho bệnh nhân bằng silicon.
Bác sĩ Minh khuyến cáo phụ nữ có điều bất thường như không có k.inh n.guyệt, không thể quan hệ cần thăm khám sớm. Hầu hết dị tật vùng kín đều có thể phát hiện bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, CT scan, chụp X-quang và MRI. Phương pháp tạo hình â.m đ.ạo được thực hiện cho bệnh nhân từ 18 t.uổi trở lên. Chi phí của thủ thuật này cũng không quá tốn kém.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Minh, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt, Bệnh viện E, chi phí phẫu thuật tạo hình â.m đ.ạo không quá lớn, mang lại cuộc sống bình thường cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC.
Hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser khiến â.m đ.ạo, tử cung không phát triển. Bệnh nhân vẫn có 2 buồng trứng, các hormone giới tính trong giới hạn bình thường. Các bộ phận khác trên cơ thể b.é g.ái mắc bệnh vẫn phát triển nhưng lại không có cơ quan s.inh d.ục…
Tình trạng nữ giới không có â.m đ.ạo khá hiếm, chiếm tỷ lệ từ 1/4.000 tới 1/10.000. Cứ 4.000 t.rẻ e.m sinh ra có một bé không có â.m đ.ạo. Đây là một bệnh bẩm sinh của đường s.inh d.ục nữ chưa tìm ra nguyên nhân.
Bệnh thường phát hiện ở độ t.uổi sơ sinh hoặc dậy thì. Ở t.uổi sơ sinh, dưới tác động của estrogen từ mẹ truyền qua con trong giai đoạn thai kỳ, cổ tử cung trẻ gái sẽ tăng tiết dịch dẫn đến ứ dịch vùng â.m đ.ạo. Điều này có thể gây các khối u vùng â.m h.ộ hoặc các triệu chứng tiểu khó, tiểu rặn, nặng thì n.hiễm t.rùng tiểu (sốt, nước tiểu đục…).
Ở t.uổi dậy thì, đến thời kỳ có k.inh n.guyệt nhưng nữ giới chỉ bị đau bụng theo chu kỳ tháng và không thấy kinh. Đặc biệt, để có đời sống t.ình d.ục bình thường, nữ giới mắc dị tật này cần được phẫu thuật tạo hình â.m đ.ạo.
“Uống nước lạnh sau ăn gây hại tim”: Chuyên gia tim mạch Bệnh viện E nói gì?
Trên một số diễn đàn và mạng xã hội hiện đang chia sẻ thông tin “uống nước lạnh sau ăn gây hại tim, thậm chí gây bệnh ung thư”.
Thực hư thông tin này cụ thể ra sao theo quan điểm của chuyên gia ThS.BS. Lý Đức Ngọc – Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E.
Hiện nay trên một số diễn đàn đang chia sẻ thông tin về việc uống nước lạnh sau ăn có thể ảnh hưởng đến tim và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Thông tin này gây hoang mang cho không ít người bởi đa số chúng ta đều có thói quen uống nước lạnh ngay sau ăn đặc biệt là sau ăn các món chứa nhiều gia vị cay nóng.
1. Thông tin: “Uống nước lạnh sau ăn gây hại tim” là không có cơ sở
Chia sẻ về vấn đề uống nước lạnh sau ăn gây hại tim, Ths.Bs. Lý Đức Ngọc – Trung tâm Tim mạch bệnh viện E cho biết: Điều này không liên quan gì đến nguy cơ bệnh tim mạch. Do vậy quan điểm uống nước lạnh sau ăn gây hại tim là không có căn cứ khoa học.
Bác sĩ Ngọc cũng khẳng định thêm, các nguy cơ tim mạch chỉ có tăng huyết áp, đái tháo đường, hút t.huốc l.á, rối loạn lipid m.áu. Cho nên dù uống nước lạnh hay nước nóng sau ăn đều không làm gia tăng nguy cơ gây bệnh tim, và cũng chưa có cơ sở nào chứng minh quan điểm này. Chỉ lưu ý là những người có bệnh tim mạch mạn tính nên tránh những xúc cảm nóng lạnh đột ngột dễ gây khởi phát đợt cấp tính.
Ths.Bs. Lý Đức Ngọc cũng cho biết, nếu thường xuyên dùng quá nhiều đồ uống lạnh sẽ thiếu nước cung cấp cho tế bào, trong khi lượng nước chiếm 70% khối lượng cơ thể. Đồ uống lạnh tuy khiến thỏa mãn cơn khát tức thời nhưng nhiệt không thoát ra được, càng uống nước lạnh nhiều càng khiến lỗ chân lông bít tắc, cơ thể không tản được nhiệt ra ngoài, không thể giảm cái nóng trong người. Do vậy nên hạn chế uống nước lạnh khi trong người đang cảm thấy khát hoặc nóng.
Người trẻ thường có thói quen uống nước lạnh để giải tỏa cơn khát, nhất là vào mùa hè hoặc sau khi lao động. Trong trường hợp này, các chuyên gia khuyên rằng, nếu luyện tập có thể dùng nước sôi để nguội pha thêm nước chanh, cam, mía… để bù lại chất điện giải đã mất. Khi nước quá lạnh đi vào cơ thể sẽ làm các vi mạch trong dạ dày, hệ tiêu hóa co lại dẫn đến thiếu m.áu, giảm chức năng tiêu hóa thức ăn.
Quan điểm uống nước lạnh sau ăn gây hại tim là không có căn cứ khoa học. (Ảnh: Internet)
Một quan điểm khác từ chuyên gia Yvonne Bohn, bác sĩ chuyên khoa tim mạch tại Trung tâm y khoa Cystex cho biết, khi uống nhiều nước lạnh, hệ thống dây thần kinh bị ức chế gây suy giảm nhịp tim, dây thần kinh phế vị chạy qua gáy dễ bị nhiệt lượng tác động và ảnh hưởng. Tuy nhiên, các nhà khoa học đến từ Mayo Clinic và Đại học Columbia lại phản bác thông tin này.
2. Nhiệt độ uống nước phù hợp là bao nhiêu?
Theo Bác sĩ Ngọc, uống nước không ảnh hưởng đến tim mạch, và cũng không có loại nước nào tốt cho tim. Chỉ cần uống đủ nước, nước sạch và với nhiệt độ vừa phải là được. Đối với bệnh nhân suy tim, cần hạn chế lượng nước và muối để giảm áp lực cho tim, cần uống đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
Đối với người khỏe mạnh lẫn người bị tim mạch, cần uống nước ấm trong nhiệt độ lý tưởng là 40 độ. Do bề mặt miệng và thực quản của chúng ta được bao phủ bởi màng nhầy, nhiệt độ sinh lý bình thường là 36,5-37,5 độ C và nhiệt độ ăn uống phải được duy trì ở 10-40 độ để duy trì các chức năng sinh lý bình thường. Nếu uống nước quá nóng, trên 60-70 độ có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư thực quản, ung thư khoang miệng.
3. Lời khuyên cho bệnh nhân tim mạch
Theo bác sĩ Ngọc, người mắc bệnh tim mạch hoặc chuyển hóa thấp, cần có chế độ ăn riêng cho từng bệnh.
Ví dụ: Đối với người bị tăng huyết áp – suy tim, cần giảm muối trong chế độ ăn, trung bình khoảng 2-3g muối / ngày (người bình thường ăn từ 6-12g) tức là lượng muối giảm khoảng 1/3-1/2 so với bình thường lưu ý là muối có trong cả nước mắm hoặc trong các loại đồ ăn có sẵn là nhiều nhất.
Với những người bị rối loạn chuyển hóa, nên hạn chế những loại đồ ăn giàu cholestrol như óc lợn hoặc nội tạng động vật. Nếu có bệnh tim mạch và Đái tháo đường thì kiêng đồ ngọt, mứt, hoa quả sấy, củ quả giầu tinh bột vì sau ăn sẽ khó kiểm soát đường huyết. Không nên quá kiêng khem có thể gây ảnh hưởng xấu và tác dụng ngược lại cho cơ thể, nên ăn trong kiểm soát và theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Người bệnh tim nên hạn chế sử dụng đồ ăn lạnh hoặc uống nước lạnh. (Ảnh: Internet)
Đối với người có t.uổi hoặc người bị bệnh tim, thiểu năng tuần hoàn m.áu, hay đau đầu nên thận trọng khi uống nước lạnh. Khoa học đã chứng minh, nước lạnh không chỉ gây tổn thương đến hệ tiêu hóa mà còn có thể dẫn tới co thắt mạch m.áu não. Do vậy người cao t.uổi hay người có vấn đề về tim mạch nên hạn chế sử dụng nước lạnh hoặc đồ ăn lạnh.
Nhóm bị bệnh tim mạch hoặc rối loạn chuyển hóa cũng tuyệt đối không nên vừa ăn vừa uống nước lạnh vì sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thể tích cơ thể tăng lên, nhanh no. Việc uống nước lạnh sau tập luyện cũng sẽ làm hệ thống tim mạch bị ảnh hưởng.