“Mẹ tôi ung thư buồng trứng, đã xạ trị và cắt bỏ tử cung, buồng trứng cách nay 4 tháng nhưng giờ lại tái phát. Xin hỏi hai chị em tôi có nguy cơ bị di truyền bệnh này bao nhiêu phần trăm? Chúng tôi cần làm gì để an tâm?” – Bích Hằng (TP.HCM)
BS-CK2. Nguyễn Ngọc Anh (nguyên Trưởng Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân, Bệnh viện Nhân dân 115, TP.HCM): Trường hợp mẹ bạn phải điều trị trở lại, đương nhiên phác đồ lần này sẽ khác lần trước. Thông thường, một phác đồ dưới 6 tháng mà đã tái phát thì phác đồ đó không hiệu quả, bác sĩ sẽ áp dụng phác đồ khác.
Ảnh minh họa: internet
Bạn và em gái có yếu tố nguy cơ bao nhiêu phần trăm thì chúng tôi không thể xác định. Nhiều nghiên cứu cho thấy đối với ung thư buồng trứng thì có tỷ lệ di truyền 7-12% (con số này vẫn chưa được thống nhất).
Tuy nhiên, khi có người nhà bị ung thư, và ung thư có yếu tố di truyền thì lời khuyên là bạn nên có kế hoạch tầm soát chứ không nên chỉ chăm chú tìm hiểu tỷ lệ phần trăm ít hay nhiều. Cần làm những xét nghiệm nào để tầm soát thì bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ hướng dẫn cụ thể.
Giải mã bí ẩn ung thư ‘truyền đời’ qua… xét nghiệm gen
Có những gia đình liên tục mắc ung thư, đồng thời gánh chịu điều tiếng như một “lời nguyền” phả hệ. Liệu y học hiện đại đã có thể giải mã xác đáng những căn nguyên bí ẩn?
Giải mã “lời nguyền” ung thư
Gia đình bà T.T.A (51 t.uổi, ngụ T.iền Giang) đã có 2 người thân qua đời vì ung thư tuy. Ít năm sau, cả bà A và người em ruột cũng bàng hoàng với chẩn đoán ung thư vu. Cả dòng họ bắt đầu hoảng hốt với “bản án” treo lơ lửng giữa các thành viên. Không những vậy, gia đình bà A còn hứng chịu sự gièm pha từ hàng xóm, xì xào về “lời nguyền ung thư truyền kiếp”.
Phân tích về trường hợp của gia đình bà A, TS. Giang Hoa – Phó Viện trưởng Viện Di truyền Y học và Cố vấn khoa học Gene Solutions cho hay, những dấu hỏi về thảm họa bệnh tật trong gia đình bà A là điều gần như không thể giải đáp nếu quay về thời điểm 10 năm trước. Thế nhưng, hiện nay đã có thể giải mã nhờ những tiến bộ của y học, đặc biệt là xét nghiệm giải trình tự gen thế hệ mới
TS. Giang Hoa chia sẻ: “Có thể xét nghiệm gen sẽ không giúp trường hợp như bà A tránh được bệnh tật, nhưng bản thân việc đi tìm lời giải cho câu chuyện nhiều người trong dòng họ cùng mắc ung thư, sẽ giúp xác định rõ nguyên nhân để gợi ý cách điều trị phù hợp. Đồng thời, điều này giúp giải tỏa sự hoang mang, trăn trở, cùng nỗi sợ hãi trong thời gian dài, tránh bớt việc cả dòng họ phải “vái tứ phương” để đi tìm nguyên nhân vô cùng tốn kém, nhọc nhằn”.
Theo TS. Giang Hoa, xét nghiệm gen se giúp những người thân trực hệ trong gia đình bà A như: anh em, con cháu thê hê sau có phương án phòng ngừa chu đông va tâm soat sơm ung thư, khi xac đinh nguyên nhân gây bệnh la do “thừa hưởng” đôt biên gen.
Xét nghiệm gen có thể giải mã nhiều bí ẩn từ ung thư di truyền và các căn bệnh “từ trên trời rơi xuống” liên quan đến bất thường gen
Bên cạnh đó, Viện Di truyền Y học – Gene Solutions, một số trường hợp mắc bệnh khó hiểu cũng được giải mã bởi xét nghiệm gen. Chẳng hạn, trong 1 gia đình nọ khi người bố mất vì ung thư đại tràng đa polyp và có kết quả xét nghiệm là mang gen đột biến. Khi đó, bác sĩ đã tư vấn tầm soát sớm cho tất cả các con của bệnh nhân.
Tuy nhiên, chỉ có người con đầu tuân thủ hướng dẫn và phát hiện sớm tình trạng có nhiều polyp trong đại tràng và được điều trị dự phòng ổn định. Còn người em vì sợ nên không thực hiện các xét nghiệm tầm soát như nội soi và xét nghiệm gen. Kết quả là chỉ sau vài tháng, khi nhập viện vì đau bụng, bác sĩ đã chẩn đoán người em bị tắc ruột do bướu lan tràn, phải phẫu thuật cấp cứu hóa trị và bị tác dụng phụ khá nặng (tê tay chân, giảm bạch cầu). Bệnh còn tái phát nhiều lần, ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế và tinh thần của bệnh nhân.
Các chuyên gia nhận định, trường hợp trên cho thấy, ung thư có thể do di truyền, đặc biệt ung thư đại trực tràng. Thực hiện xét nghiệm gen kịp thời sẽ giúp lên kế hoạch tầm soát sớm với nhóm đối tượng nguy cơ. Còn với người bệnh, xét nghiệm gen có thể tìm ra những đột biến phù hợp với các loại thuốc mới ít tác dụng phụ và tỷ lệ đáp ứng thuốc cao.
Tầm soát sớm giúp phòng tránh ung thư di truyền
TS. Nguyễn Hoài Nghĩa – Cố vấn khoa học cấp cao của Viện Di truyền Y học – Gene Solutions cho biết, việc tầm soát sớm giúp phòng ngừa chủ động và điều trị kịp thời, tăng tỷ lệ sống so với phát hiện muộn. TS. Hoài Nghĩa nêu dẫn chứng: “Chẳng hạn với bệnh ung thư vú di truyền, một trong những bệnh ung thư di truyền phổ biến nhất thế giới hiện nay, việc phát hiện va điêu tri giai đoan sơm sẽ giúp tăng tỷ lệ sống sau 5 năm lên đến 98,7% so với chỉ 27% trong trường hợp phát hiện muộn”.
Tầm soát sớm các loại ung thư có yếu tố di truyền bằng xét nghiệm gen sẽ giúp chủ động hơn trong việc dự phòng và chăm sóc sức khỏe
Hiện nay, việc tầm soát sớm ung thư di truyền có chi phí hợp lý, dễ dàng thực hiện với bộ dụng cụ lấy mẫu tiện lợi. Theo chuyên gia, người thực hiện xét nghiệm có thể tự lấy mẫu DNA tại nhà với thao tác đơn giản và không đau: tự chà nhẹ mặt trong khoang miệng (hai bên má) bằng que gòn chuyên dụng trong 30 giây, để khô và gửi mẫu đến Viện phân tích kết quả.
Nếu kết quả là dương tính thì đồng nghĩa với việc người xét nghiệm có nguy cơ mắc ung thư di truyền, cần nhanh chóng lên kế hoạch phòng ngừa chủ động bằng cách thay đổi lối sống và quản lý sức khỏe sát sao hơn. Với những trường hợp đang mắc ung thư di truyền, kết quả xét nghiệm sẽ nâng cao hiệu quả điều trị bằng phác đồ chính xác.
Nếu kết quả âm tính thì cho thấy người thực hiện xét nghiệm không có nguy cơ mắc ung thư do yếu tố di truyền hay thừa hưởng “gen xấu” từ gia đình. Tuy nhiên, nhóm này vẫn cần quan tâm và tầm soát thường xuyên để ngăn ngừa ung thư do yếu tố môi trường hay lối sống. “Đó là cách tốt nhất để tầm soát, có kế hoạch theo dõi sức khỏe bản thân và gia đình, giúp ngăn ngừa bệnh phát triển”, TS. Hoài Nghĩa nhấn mạnh.
Biểu đồ cho thấy nguy cơ mắc ung thư tăng cao khi có mang đột biến gen có liên quan đến bệnh (Nguồn: Mygenomics.com)
Theo TS. Nguyễn Hoài Nghĩa – Viện Di truyền Y học – Gene Solutions luôn nỗ lực nghiên cứu các giải pháp tối ưu để kéo giảm chi phí xét nghiệm gen, nhằm giúp nhiều người có cơ hội “nhìn thấy” trước tình hình sức khỏe bản thân trong tương lai, từ đó lên kế hoạch phòng ngừa hiệu quả, đặc biệt là với bệnh ung thư do di truyền.
TS. Nguyễn Hoài Nghĩa chia sẻ: “Chúng tôi hy vọng nỗ lực phổ thông hóa xét nghiệm gen tầm soát ung thư di truyền trong cộng đồng sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ t.ử v.ong do ung thư tại Việt Nam, vốn được đ.ánh giá là cao hàng đầu châu Á”.