Vết thương ở lưỡi phức tạp đã được các bác sĩ khâu tạo hình phục hồi.
Các bác sĩ tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí ( Quảng Ninh) vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi một t.uổi bị rách lưỡi. Trẻ nhập viện trong tình trạng quấy khóc, miệng chảy nhiều m.áu sau tai nạn sinh hoạt.
Theo gia đình, trước khi nhập viện 30 phút, bé vui chơi và bị ngã từ trên giường xuống đất, đ.ập vùng mặt xuống nền cứng. Sau tai nạn, trẻ quấy khóc, miệng chảy nhiều m.áu, người nhà đã đưa trẻ đến viện.
Khi thăm khám, các bác sĩ đ.ánh giá vết thương lưỡi phức tạp kích thước 20×30×5×10 mm và sâu 5 mm, chảy nhiều m.áu. Bé được chỉ định chuyển khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức để tiến hành khâu tạo hình phục hồi.
Theo bác sĩ Lê Thu Trang – khoa Răng hàm mặt – vết thương tại vùng lưỡi nếu không được tiến hành phẫu thuật sớm sẽ khó hồi phục. Sau này, nó có thể ảnh hưởng đến việc nói và ăn uống của trẻ. Mô vùng miệng rất mềm, trẻ có thể dễ dàng bị thương khi nhai hay trong lúc ăn uống.
Ngoài ra, với bản tính hiếu động, chưa tự ý thức được mọi nguy hiểm nên các bé dễ trượt ngã, nhào lộn trong lúc chơi đùa khiến răng có thể cắn vào lưỡi, môi. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo, gia đình có trẻ nhỏ nên chú ý hơn trong việc theo dõi trẻ khi chơi đùa trên vị trí cao như bàn, ghế, giường… Chúng ta cần có thanh chắn để bảo vệ trẻ khỏi những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Nam thanh niên bị lõi kim loại của dây điện đ.âm x.uyên mi mắt
Trong lúc đùa nghịch, nam thanh niên vô tình bị ngã khiến một đoạn dây móc vào mắt trái. Đoạn dây điện dài với phần lõi kim loại han gỉ, đầu gập góc khoảng 1cm móc vào trong mi dưới từ kết mạc mi xuyên về phía cùng đồ, hốc mắt.
Mới đây, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cho biết đã tiếp nhận một bệnh nhân trong tình trạng bị phần lõi kim loại của dây điện đ.âm x.uyên mi mắt.
Cụ thể, bệnh nhân trên là Phùng Văn M., nam, 16 t.uổi, ngụ tại Quảng Yên, Quảng Ninh. Trước đó, trong lúc đùa nghịch, M. vô tình bị ngã khiến một đoạn dây móc vào mắt trái. Nạn nhân được đưa tới viện ngay. Trong quá trình di chuyển người bệnh cố định chắc phần dây điện ở ngoài mắt.
Nam thanh niên bị lõi kim loại đ.âm x.uyên mi mắt. Ảnh: Dân trí
Ngay sau đó, các bác sĩ đã tiến hành gây tê, lấy bỏ dị vật, làm sạch vết thương và cho người bệnh sử dụng kháng sinh tránh n.hiễm t.rùng.
Theo Ths.BS Đặng Thị Phương, Phó khoa Mắt, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh), đoạn dây điện dài với phần lõi kim loại han gỉ, đầu gập góc khoảng 1cm móc vào trong mi dưới từ kết mạc mi xuyên về phía cùng đồ, hốc mắt. Rất may mắn đoạn đây không chạm tới nhãn cầu.
Các tai nạn trong sinh hoạt, lao động luôn có thể xảy ra. Nếu không thận trọng vô tình có thể gây ra những tổn thương rất nghiêm trọng, đặc biệt đối với các tổn thương ở mắt có thể khiến người bệnh mất đi thị lực, bác sĩ Phương cho hay.
Bác sĩ khuyến cáo, với chấn thương mắt có ra m.áu không nên đè ép, bịt bằng khăn hay băng y tế vì có khả năng sẽ gây phòi các mô trong mắt, tổn thương nặng thêm. Thay vào đó, chỉ nên băng che bằng gạc sạch hoặc dùng tấm che mắt, không nên xối rửa kể cả bằng thuốc sát trùng.
Đối với những chấn thương mắt có ra m.áu, có dị vật cắm, người bệnh nên băng cẩn thận và cố định dị vật khỏi di chuyển tự do, phần cán nếu dài quá có thể cắt bỏ, chuyển bệnh nhân nhanh nhất đến chuyên khoa mắt.
Ngoài ra, tuyệt đối không tự rút ra, động tác rút dị vật ra đồng nghĩa với gây hại thêm cho mô lành, ra m.áu, mất mô thêm sau khi dị vật được giải phóng.