Tấm ảnh cháu bé miền núi phía Bắc “bị xuất huyết dưới kết mạc” do thời tiết rét lạnh đỏ ngầu cả 2 mắt: BS chuyên khoa Mắt nói sự thật về nguyên nhân

Quan sát thấy mắt em bé bị xuất huyết dưới kết mạc cả hai bên nhưng mi mắt không sụp xuống nên tôi thiên về khả năng giác mạc không bị tổn thương.

Hơn một tuần nay, nhiệt độ ở miền Bắc xuống thấp đến nỗi băng tuyết xuất hiện trên nhiều vùng núi. Một tấm ảnh chụp cháu bé dân tộc thiểu số với đôi mắt đỏ ngầu cũng xuất hiện trên vô số trang facebook cá nhân và hội nhóm, kèm với dòng chú thích “Nhìn không thể nào cầm được lòng. Trẻ con ở vùng núi nhất là vùng tây bắc mấy đợt rét đậm rét hại rất cần quần áo ủng tất. Rét đến độ xuất huyết dưới kết mạc vỡ mạch m.áu như thế này thì còn gì để nói ạ” .

Đúng là không ai có thể cầm lòng trước tấm ảnh này. Do vậy, tiếp nối phong trào mang quần áo ấm lên vùng núi, hàng ngàn lời kêu gọi, quyên t.iền mua áo ấm và lương thực thực phẩm cho t.rẻ e.m miền núi bùng phát và nhận được vô số ủng hộ từ khắp cả nước, cho đến nước ngoài. Dễ thấy đôi mắt bị xuất huyết dưới kết mạc của cháu bé chính là chi tiết gây thương cảm nhất.

tam anh chau be mien nui phia bac bi xuat huyet duoi ket mac do thoi tiet ret lanh do ngau ca 2 mat bs chuyen khoa mat noi su th 460 5533102

Hinh anh chau be đỏ ngầu 2 mắt xuất hiện trên vô số trang facebook.

Nhưng, có thật sự thời tiết lạnh giá là thủ phạm gây ra hiện trạng ở đôi mắt của cháu bé?

Nhận tấm ảnh, bác sĩ chuyên khoa mắt Lê Thành (Bệnh viện Mắt TP HCM) nhận xét:

Quan sát thấy mắt em bé bị xuất huyết dưới kết mạc cả hai bên nhưng mi mắt không sụp xuống nên tôi thiên về khả năng giác mạc không bị tổn thương. Tổn thương ở giác mạc (tròng đen) sẽ đi kèm nhức mờ mắt, chảy nước mắt liên tục, tăng nhạy cảm với ánh sáng, mi mắt sẽ sụp xuống để che lại. Còn trong tấm ảnh này mắt bé mở to, zoom lên thì không thấy ghèn cũng không đọng nước mắt, nên tôi nghĩ nhiều khả năng xuất huyết dưới kết mạc do bé dụi mắt mạnh quá.

Có nhiều trẻ bị dị ứng kết mạc mắt, tăng nặng vào thời điểm chuyển mùa đông sang mùa xuân, nên y học đặt cho cái tên là “bệnh viêm kết mạc mùa xuân”. Bản chất của bệnh này là do dị ứng. Em bé ngứa mắt nhiều thì tự động thò tay dụi mắt. Dụi mạnh là động tác cơ học làm vỡ các mao mạch nhỏ ở kết mạc, gây hiện tượng xuất huyết như trong hình.

Các nguyên nhân gây xuất huyết dưới kết mạc thường gặp nhất là do chấn thương: động tác dụi mắt mạnh cũng là cơ chế gây chấn thương, khiến mạch m.áu bị vỡ ra.

Hoặc em bé bị ho nhiều, ói nhiều cũng gây xuất huyết dưới kết mạc.

Chúng ta hay thấy người lớn ói nhiều xong thì kết mạc mắt ở một hoặc cả hai bên bị xuất huyết đỏ, là lý do để người bệnh đi khám. Người lớn t.uổi có nhiều bệnh lý đi kèm như tăng huyết áp, đái tháo đường, uống thuốc kháng đông… cũng hay bị xuất huyết dưới kết mạc, có khi xuất huyết dưới da.

Còn hắt hơi nhiều (sneezing) gây xuất huyết dưới kết mạc thì tôi cũng chưa từng gặp. Tôi cũng chưa từng gặp trường hợp nào bị xuất huyết dưới kết mạc mắt do lạnh cả.

tam anh chau be mien nui phia bac bi xuat huyet duoi ket mac do thoi tiet ret lanh do ngau ca 2 mat bs chuyen khoa mat noi su th 8d4 5533102

Bác sĩ chuyên khoa Lê Thành, Bệnh viện Mắt TP HCM, cho răng nhiều khả năng xuất huyết dưới kết mạc do bé dụi mắt mạnh quá.

Trở lại với em bé trong ảnh, nên cho bé uống nước chanh tươi hàng ngày trong vòng một tuần, vừa tăng sức đề kháng, vừa làm chắc các mao mạch. M.áu sẽ hấp thu trong vòng 7-14 ngày. Trẻ nhỏ có thể được uống thêm siro chống dị ứng cho đỡ ngứa. Thuốc nhỏ mắt chống dị ứng ví dụ Collyre Alergysal nhỏ 2 mắt ngày 4 lần, mỗi lần một giọt.

Nói thêm, tôi cho rằng triệu chứng xuất huyết dưới kết mạc không có sự liên quan với thời tiết lạnh. Giả như bé mặc ấm đầy đủ mà bé có cơ địa dị ứng thì triệu chứng ngứa mắt vẫn xảy ra. Hơn nữa, hiện tượng xuất huyết dường như chỉ xảy ra đơn lẻ ở em bé này, các em bé khác không bị, thì không đủ cơ sở khoa học để kết luận xuất huyết này do thời tiết giá lạnh.

Trong hầu hết các trường hợp, xuất huyết dưới kết mạc không gây đau, không gây giảm thị lực hay chảy mủ mắt. Thông thường, mọi người sẽ không biết họ bị xuất huyết dưới kết mạc cho đến khi họ nhìn vào gương. Xuất huyết dưới kết mạc có thể do chấn thương mắt, ho hoặc hắt hơi dữ dội, nôn mửa hoặc bê vác nặng. Phần lớn tình trạng xuất huyết dưới kết mạc sẽ không có nguyên nhân rõ ràng.

Hầu hết các trường hợp xuất huyết dưới kết mạc không gây đau đớn hoặc vấn đề gì trầm trọng, có thể không cần điều trị vì nó sẽ tự hết trong vòng 1-2 tuần. Một số người chọn sử dụng thuốc nhỏ nước mắt nhân tạo khi họ khó chịu vì có cảm giác cộm ở mắt.

Còn nếu tình trạng xuất huyết dưới kết mạc xảy ra thường xuyên, có hoặc không có xuất huyết dưới da, xuất huyết chân răng đi kèm… thì nên đi khám chuyên khoa huyết học để được tầm soát các bệnh lý có liên quan tới rối loạn đông m.áu.

Nghiên cứu tế bào gốc nuôi cấy rìa giác mạc để mang lại ánh sáng cho nhiều người

Các nhà nghiên cứu của Bộ môn Mô – Phôi (Trường ĐH Y Hà Nội) và Khoa Kết giác mạc (Bệnh viện Mắt Trung ương) đã nghiên cứu, sử dụng công nghệ tế bào gốc nuôi cấy giác mạc từ rìa giác mạc.

Đột phá cho ngành nhãn khoa Việt

Tốn thương giác mạc là một bệnh lý thường gặp trong nhãn khoa. Nguyên nhân gây tổn thương giác mạc rất khác nhau nhưng đều làm mất độ trong của giác mạc và gây giảm thị lực ở nhiều mức độ khác nhau. Trong một số trường hợp, vùng rìa giác mạc – nơi cư trú của tế bào gốc biểu mô giác mạc cũng bị tốn thương, di chứng để lại cho bệnh nhân là hội chứng suy giảm tế bào gốc của biểu mô giác mạc.

Hậu quả của hội chứng này làm mất độ trong của giác mạc do màng xơ mạch từ phía kết mạc xâm lấn qua vùng rìa lên bề mặt của giác mạc, loét biểu mô giác mạc khó hàn gắn, tróc biểu mô giác mạc tái phát.

Để điều trị hội chứng suy giảm tế bào gốc của biểu mô giác mạc, các nhà nhãn khoa đã sử dụng các phương pháp khác nhau: Ghép kết mạc rìa tự thân, ghép giác – củng mạc rìa từ giác mạc t.ử t.hi, ghép màng ối.

Kết quả điều trị khá tốt, đặc biệt với những trường hợp tốn thương một mắt. Tuy nhiên với các kỹ thuật này, mảnh mô dùng để ghép lấy từ bên mắt lành hoặc từ mắt t.ử t.hi cần có một diện tích khá lớn hoặc cần toàn bộ giác mạc.

Trong vài năm gần đây, y – sinh học hiện đại đã đạt được những thành tựu lớn trong việc đối mới mô bằng ghép tế bào gốc. Trong nhãn khoa, công nghệ tạo tấm biểu mô giác mạc từ việc nuôi cấy tế bào gốc vùng rìa giác mạc trên thực nghiệm và trên người đã có những thành công nhất định. Ghép tấm biểu mô giác mạc nuôi cấy mang lại hiệu quả tốt cho việc phục hồi cấu trúc và chức năng của giác mạc.

nghien cuu te bao goc nuoi cay ria giac mac de mang lai anh sang cho nhieu nguoi 78d 5481241

Nghiên cứu tế bào gốc nuôi cấy rìa giác mạc để mang lại ánh sáng cho nhiều người

Xuất phát từ nhu cầu thực tế trong nước, nhiều bệnh nhân bị hội chứng suy giảm tế bào gốc vùng rìa cần được điều trị và với mong muốn đưa ra được một phương pháp hiện đại điều trị hội chứng này, PGS.TS Nguyễn Thị Bình, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Mô – Phôi, Trường Đại học Y Hà Nội, đã mất gần 10 năm đằng đẵng tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu nuôi cấy tế bào rìa giác mạc và ứng dụng trong điều trị một số tốn thương giác mạc”.

Đề tài của nhóm của PGS Bình đã thực hiện nuôi tạo và cấy ghép thành công hàng trăm ca tổn thương bề mặt nhãn cầu. Tỷ lệ thành công từ 65-80%, mức tương đương các quốc gia tiên tiến trên thế giới.

Khi bắt đầu nghiên cứu, PGS Bình cho biết bắt tay vào cái gì họ cũng khó khăn. Từ nguồn tài chính cho đến các nguyên liệu hỗ trợ. Cái khó ló cái khôn, nhóm của PGS Bình thậm chí vì đam mê khoa học còn bỏ cả t.iền túi ra để thực hiện.

Sau bao nỗ lực, họ đã thành công khi công bố công trình khoa học “made in Việt Nam” và được nhận G.iải t.hưởng cao quý Kovalevskaia năm 2014.

Mang lại ánh sáng cho bệnh nhân

Để tạo ra những tấm biểu mô của giác mạc, các nhà khoa học đã phải lấy tế bào gốc của chính bệnh nhân, tiến hành nuôi cấy từ 18-20 ngày trong môi trường vô khuẩn. Môi trường nuôi cấy đặc biệt này đã có bổ sung những chất phù hợp để tế bào gốc phát triển thành tấm biểu mô.

Việc nuôi tạo tấm biểu mô hoàn toàn mới so với các phương pháp đang áp dụng trên thế giới với quy trình đơn giản, rẻ t.iền và không sử dụng chất liệu có nguồn gốc động vật bởi dễ bị nhiễm protein xâm nhập vào tế bào nuôi.

Nếu trường hợp bệnh nhân bị tổn thương một mắt sẽ lấy tế bào gốc từ vùng rìa giác mạc bên lành. Còn nếu bị tổn thương cả 2 mắt sẽ lấy tế bào gốc từ biểu mô niêm mạc miệng. Sau khi nuôi cấy thành công tấm biểu mô sẽ ghép tự thân vào giác mạc cho bệnh nhân. Ghép tự thân là phương pháp rất hiệu quả, bệnh nhân không phải dùng thuốc để chống thải loại. Việc ghép mô giác mạc này do các bác sĩ ở Bệnh viện Mắt trung ương thực hiện.

Điều đặc biệt, nhóm nghiên cứu đã tìm ra quy trình rẻ hơn nhiều so với chi phí ở nước ngoài, ước tính là 1/10, khoảng 10-15 triệu đồng cho cả ca điều trị (15 bệnh nhân mà nhóm nghiên cứu đã ghép và điều trị vừa qua là hoàn toàn miễn phí) – một tin rất vui với người bệnh.

TS.BS Vũ Tuệ Khanh – Bệnh viện Mắt trung ương cho biết rất nhiều bệnh nhân cần ghép giác mạc nhưng hiện nay nguồn hiến giác mạc ở Việt Nam còn hạn chế. Giải pháp dùng tấm biểu mô được nuôi cấy từ tế bào gốc là phương án tối ưu để khắc phục các tổn thương ở giác mạc như loét giác mạc, bỏng giác mạc. Tấm biểu mô sẽ làm trong giác mạc bị tổn thương, không cho các tổ chức mô, xơ, mạch m.áu tấn công bề mặt giác mạc.

Ngoài hỏng giác mạc do bỏng vôi, nhiều bệnh nhân bị tổn thương giác mạc do bệnh di truyền (đục giác mạc bẩm sinh, suy giảm tế bào nguồn biểu mô giác mạc bẩm sinh), khô mắt, dị ứng thuốc, dùng kính sát tròng không đúng cách… cũng đã nhìn thấy ánh sáng nhờ ứng dụng từ nghiên cứu trên của nhóm PGS Bình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *